Nguồn gốc xuất xứ hoa lan thiên nga
Hoa lan thiên nga có tên khoa học là Cycnodes, có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được nhân giống ở nhiều nơi trong đó có Việt Nam, và đang dần trở thành 1 trong những dòng lan có sức hấp dẫn nhất hiện nay.
Lan thiên nga được John Lindley phát hiện và công bố vào năm 1832, ông đã dùng tên của chính chủ vườn để đặt tên cho dòng hoa này.
Nội dung chính
Đặc điểm nổi bật của hoa lan thiên nga
Đặc điểm hình dáng hoa lan thiên nga
- Rễ lan thiên nga thuộc loại rễ chùm, thân rễ có màu trắng, xen lẫn các vệt màu bạc chạy dọc thân rễ, đầu rễ thường có màu trắng trong hoặc màu tím nhạt. Khi phát triển, rễ phân thành nhiều nhánh con bám vào các vật thể xung quanh để phát triển.
- Thân thường nảy mầm ở gốc, khi trưởng thành phần ở giữa phình to, lan thiên nga có chiều cao trung bình khoảng từ 25 – 45cm, tùy vào điều kiện sinh trưởng cây có thể có kích thước to hoặc bé hơn. Thân cây thường có màu xanh tuyền, có vài sọc gân trắng mờ dọc theo thân.
- Lá lan thiên nga được xếp vào loại lá đơn, thường mọc đối xứng nhau, thân càng to thì lá càng to, trung bình dài khoảng 30 – 45cm. Bẹ lá thường ốm sát lấy thân cây, cổ lá có hình chữ V, khi già sẽ xòe ngang, một số lá hơi xoắn lại. Gân lá to và dài, nhiều lông nhỏ, có màu xanh đậm hoặc xanh ánh vàng.
- Cần hoa và hoa thường mọc ở đầu ngọn, chính giữa thân, Cần có dạng chùm, thường rủ xuống đất, có chiều dài khoảng 40cm. Mỗi cần thường có từ 15 – 30 hoa, mỗi bông có kích thước từ 4 – 7cm.
- Lan thiên nga có màu sắc vô cùng phong phú, mùi hương thường giảm dần từ sáng sớm đến chiều tối.
Đặc điểm sinh trưởng hoa lan thiên nga
- Lan thiên nga có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, phù hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ.
- Hoa lan thiên nga thường nở hoa vào tháng 2 – 4, độ bền từ 7 – 12 ngày, tùy vaafo điều kiện sinh trưởng.
Lợi ích của hoa lan thiên nga
- Với vẻ đẹp cuốn hút cùng mùi hương độc đáo của mình, hoa lan thiên nga chủ yếu được trồng để làm kiểng trong nhà, cơ quan, trường học,…
- Việc trồng lan xung quanh nơi làm việc, xung hoạt của bạn sẽ giúp bạn trở nên thoải mái, loại bỏ được các căng thẳng trong cuộc sống.
- Lan thiên nga còn có tác dụng điều hòa không khí rất hiệu quả, vừa có thể hút các khí độc xung quanh nó và thải ra những khí O2 có lợi cho sức khỏe con người.
- Trong công nghiệp, lan thiên nga còn có công dụng điều chế các loại mỹ phẩm, nước hoa, sữa tắm, phục vụ nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ.
- Với những công dụng trên, lan thiên nga còn đem lại những giá trị to lớn đối với những người trồng lan.
Cách nhân giống hoa lan thiên nga
Hoa lan thiên nga hiện nay thường có 2 cách nhân giống phổ biến và dễ thực hiện: Tách gốc và giâm cành
Tách gốc hoa lan thiên nga
Phương pháp này thực hiện rất giản, chọn cây mẹ đang phát triển, thân có nhiều mầm non đang mọc, tách lấy những cây con từ thân mẹ trồng vào giá thể, tiến hành chăm sóc cây giống đều đặn cho cây cho tới khi cây giống có khoảng 3 – 5 lá xanh thì có thể đem ra trồng.
Giâm cành hoa lan thiên nga
- Chọn thân mẹ đang phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, khả năng mọc chồi cao.
- Dùng 1 con dao sắc, khử trùng bằng nước muối ấm trước khi cắt mắt giống.
- Cắt thân mẹ thành nhiều đốt, mỗi đốt có khoảng 2 mắt ngủ, cây con sẽ mọc ra từ những mắt ngủ này.
- Sau đó, ngâm những hom giống trong dung dịch thuốc kích rễ khoảng 4 – 5 giờ, vớt ra để ráo nước.
- Cuối cùng giâm hom giống vào giá thể, để ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt từ mặt trời, sau 3 tuần cây con sẽ phát triển.
Cách trồng lan thiên nga
Chuẩn bị giá thể hoa lan thiên nga
- Bạn nên trồng lan thiên nga trông chậu đất hoặc gáo dừa để cây phát triển tốt nhất.
- Trộn hỗn hợp giá thể gồm: 30% đất mùn dinh dưỡng, 20% xơ dừa hoặc vỏ thông, 10% than củi, 10% cát hữu cơ, 30% phân chuồng ủ mục và 1 ít bột vôi tôi. Sau khi trộn hỗn hợp giá thể xong, tưới nước vào phần giá thể ủ hỗn hợp trong khoảng 10 ngày trước khi đem trồng.
Cách trồng hoa lan thiên nga
- Cho phân đất đã chuẩn bị từ trước vào đáy chậu, sau đó đặt cây con chính giữa chậu, nén chặt phần đất xung quanh gốc để cố định cây, vun đất tới đầy chậu.
- Rải thêm 1 lớp than củi lên bề mặt chậu để giữ độ ẩm cho cây, tưới nước ngay sau đó cho lan để cây hồi phục.
- Đặt lan ở những nơi thoáng mát, tránh những nơi quá ẩm ướt, nên làm giàn lưới che cho lan để tránh ánh nắng gay gắt từ mặt trời
Cách chăm sóc hoa lan thiên nga
Bón phân hoa lan thiên nga
- Giai đoạn cây đang phát triển rễ, hòa tan phân NPK (30:10:10) với nước tưới cho cây 1 tuần/1 lần.
- Lan thiên nga đặc biệt rất thích phân hữu cơ, vì vậy cứ 1 tháng/1 lần bạn nên cung cấp thêm hàm lượng phân hữu cơ để cây phát triển rễ và hoa khỏe mạnh.
- Khi cây ra hoa, nên bón thêm phân KCL để giữ hoa bền hơn và giúp hoa có màu sắc đậm hơn
- Khi hoa tàn, bón thêm 1 lần phân chuồng ủ mục xung quanh gốc cây để ổn định chất dinh dưỡng trong đất cho cây.
Tưới nước cho hoa lan thiên nga
- Ít nhất 1 ngày bạn phải tưới nước 1 lần cho lan thiên nga, khi trời nắng nóng nên tưới 2 lần/1 ngày, hoặc có thể sử dụng giàn tưới phun sương cho lan.
- Mùa mưa, nên chú ý để giá thể có thể thoát nước kịp thời cho cây, tránh để cây thừa nước, gây ngập úng, tạo điều kiện để sâu bệnh phát triển.
Thay chậu hoa lan thiên nga
Khi cây phát triển từ 2 – 3 năm, chất dinh dưỡng trong giá thể cạn kiệt dần, do vậy lúc đó bạn nên tiến hành thay chậu mới cho cây và bổ thêm những chất dinh dưỡng khác để cây sinh trưởng tốt hơn.
Phòng trừ sâu bệnh cho lan thiên nga
- Lan thiên nga cũng rất dễ bị sâu bệnh tấn công, vì vậy bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của lan, để có thể phát hiện kịp thời các mầm bệnh trước khi chúng phát triển mạnh.
- Đồng thời, nên phun thuốc trừ nấm, sâu bệnh cho cây định kỳ 1 tháng/1 lần, để phòng trừ sâu bệnh sinh trưởng.
Hy vọng, với những chia sẻ thú vị về đặc điểm công dụng, cũng như cách trồng và chăm hoa lan thiên nga, đã giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết cho mình.