Kĩ thuật nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh dễ dàng đến bất ngờ

0
3489
Kỹ thuật nuôi cá cảnh
Bể thủy sinh nuôi cá cảnh đang là trào lưu ở Hà Nội
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Dân gian thường nói: “Giàu chơi cá, khá chơi chim”. Chuyện chơi cá cảnh mặc nhiên trở thành thú vui tao nhã của rất nhiều gia đình giàu có. Tuy nhiên, những người có thu nhập thấp không có nghĩa họ không thể nuôi cá cảnh mà là chưa biết cách nuôi sao cho phù hợp với điều kiện gia đình. Kỹ thuật nuôi cá cảnh dưới đây sẽ mách cho các bạn cách nuôi cá vừa đẹp nhà lại hợp túi tiền.

Nội dung chính

Chọn các loại cá cảnh dễ nuôi, rẻ và không tốn tiền chăm

Các loại cá cảnh
Nuôi cá cảnh nên chọn cá dễ nuôi

Nếu bạn không có đủ điều kiện để mua bình Oxy cho cá cảnh thì nên chọn các loại cá khỏe  và cá betta, cá kiếm, cá mún, cá Hà Lan sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Chúng không cần sủi bọt oxy, màu sắc sặc sỡ, thay nước sau mỗi một tuần, ăn ít lại dễ kiếm mua được trong các tiệm bán cá cảnh ở địa phương.

Tuy nhiên, chỉ nên nuôi từ một con đến hai con không là chúng sẽ không có môi trường sống, trong một số trường hợp chúng sẽ đánh nhau.

Làm bình thủy sinh nuôi cá cảnh

Bình thủy sinh nuôi cá cảnh
Bình thủy sinh đẹp

Bạn có thể chọn mua bể thủy sinh đã được hoàn thiện từ cửa tiệm nhưng thường giá của chúng sẽ rất đắt. Nếu gia đình không có điều kiện, tôi khuyên bạn nên đặt bể thủy sinh trống về sau đó sẽ tự mình trang trí, hoàn thiện dần.

Bước 1: Ý tưởng làm bể thủy sinh nuôi cá cảnh

Hãy tham khảo các bình thủy sinh đẹp hoặc có cho mình những ý tưởng làm nơi nuôi cá cảnh trở thành một điểm nhấn trong căn nhà của bạn.

Bước 2: Bể thủy sinh

Bình thủy sinh tròn nuôi cá cảnh
Bể thủy sinh tròn

Có nhiều loại bể thủy sinh với nhiều hình dạng khác nhau. Bạn hãy chọn mua những bể vừa tầm với túi tiền của mình và phù hợp với kích thước nhà mình nếu không sẽ tạo ra một tổng thể căn nhà khá chật chội hoặc lộn xộn. Các loại bình bạn chọn bắt buộc phải có kích thước đủ để tay vào để khi vợt bắt hoặc vệ sinh hay trang trí thêm thì không gây cảm giác chật chội hoặc khiến tay bị kẹt.

Bước 3: Chân tủ đặt bể thủy sinh

Chân đặt bể thủy sinh
Tận dụng kệ, tủ trong nhà làm chân đặt bể

Bạn cần phải chuẩn bị chân tủ đặt bể cá để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho bể. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt lên bất kì tủ, kệ, bàn mà gia đình có sẵn nếu nó đủ chắc chắn, không bị chông chênh, xiêu vẹo.

Bước 4: Chuẩn bị các thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết cơ bản 

Nắp đậy bể cá ( có hoặc không đều được ): giúp ngăn cá nhảy ra ngoài và đồng thời nếu bình bạn có đèn thì đậy nắp sẽ tạo môi trường tốt cho ánh sáng phản chiều.

Đèn LED đặt trong bể thủy sinh
Đèn LED đặt trong bể thủy sinh

Hệ thống đèn, ánh sáng: Nên đặt bể cá gần cửa sổ để ánh sáng ban ngày rực rỡ. Tuy nhiên ban đêm bạn cần đến đèn sáng. Bởi vì nó không chỉ giúp chiếu sáng mà còn làm ấm cho bể cá cảnh. Bạn có thể chọn mua đèn huỳnh quang hoặc đèn LED theo ý thích. Lưu ý, đối với cá cảnh mày đỏ, hãy dùng đèn màu tím hồng. Đối với cá cảnh màu vàng, hay màu bạc, thì nên dùng đèn màu trắng là đẹp nhất.

Đá, sỏi nền:

Sỏi làm nền cho bể cá
Sỏi làm nền cho bể cá

Sử dụng đá hoặc sỏi nền sẽ giúp bể cá cảnh thêm sinh động, đồng thời dễ dàng vệ sinh hơn. Hãy chọn các loại sỏi trơn nhẵn, màu hơi sẫm để làm đáy cho để cá. Không chọn các loại đá sỏi sắc nhọn gây nguy hiểm cho cá cảnh.

Cây thủy sinh:

Cây trân châu - cây thủy sinh đẹp
Cây trân châu – cây thủy sinh đẹp

Chọn các loại cây dễ sống trong nước cũng như dễ trồng lại dễ có thể mua, tìm kiếm được trên thi trường như: Cây thủy sinh trân châu, cỏ ngưu mao chiên, cây xương cá và nột sốc cây có họ rong, tảo,…

Vợt cá: Hãy chọn loại vợt to hơn hoặc to đủ để cá mình nằm vào đó. Đặc biệt nên chọn các loại vợt có lưới mềm để tránh làm tổn thương cá cảnh khi bạn vớt hoặc bắt chúng.

Bình oxyNếu nhà bạn dùng bể mini thì không cần đến bình Oxy nhưng nếu không, hãy cố gắng sắm ngay một cái. Bình Oxy không chỉ giúp cá sống lâu hơn lại có chức năng lọc nước, giúp bể đỡ bẩn, kéo dài thời gian cần phải vệ sinh bể cá cảnh. Tuy nhiên, chỉ nên bật bình Oxy với tần suất thấp nếu không muốn nước văng tung tóe ra ngoài và cá cũng có thể chết.

Cách chăm nuôi cá cảnh nên nhớ

Về thức ăn của cá cảnh

  • Không nên cho cá ăn quá nhiều. Nếu thức ăn thừa sẽ gây bẩn nước và cá cũng có thể chết do bội thực. Chỉ nên cho cá ăn mỗi ngày 1 bữa và lượng thức ăn vừa đủ cho số lượng cá trong bể. Cho dù cá của bạn khá gầy thì cũng đường dại mà bắt chúng ăn nhiều nhé!
  • Nếu bạn nuôi cá cảnh trong bể mini thì thả vào đó các loại côn trùng còn sống, có thể bơi trong nước như trùng chỉ hoặc lăng quăng giúp cá có thể ăn bất cứ lúc nào nó muốn. Nếu cá không ăn, thì để lâu côn trùng sẽ mất mùi vị. Do đó, bể không sợ bẩn và cá cũng không sợ chết vì no.

Nước trong bể cá cảnh

Nước bẩn khiến bể bị đục
Nước bẩn khiến bể bị đục

Đối với các bể mini thì nước nhanh bẩn, còn đối với những bể to hơn thì sẽ lâu bẩn hơn. Bất kì khi nào bạn thấy bình bẩn đều có thể thực hiện thao tác vệ sinh bình. Nhưng nên nhớ, chỉ vệ sinh bình nên cần và lưu ý không nên thay nước mới hoàn toàn cho cá cảnh, chỉ nên thay độ 1/3 lượng nước cũ, để cá có thời gian thích nghi với nước mới, tránh tình trạng bị shock và chết.

Nhiệt độ và ánh sáng chuẩn cho cá cảnh

Cần lưu ý nhiệt độ khi nuôi cá cảnh
Cần lưu ý nhiệt độ khi nuôi cá cảnh

Khi nuôi cá cảnh bể thủy sinh, nên đặt ở các vị trí gần cửa sổ, đủ sáng những không sáng quá, mát mẻ, thoáng đãng, không quá lạnh hoặc quá nóng. Nhiệt độ phù hợp là khoảng từ 26 đến 28 độ C (sẽ có sai số không đáng kể).

Lưu ý: Nếu để cá cảnh ở chỗ tối, lâu ngày cá sẽ phát bệnh, gây chết hàng loạt

Xem thêm: Nuôi cá trong bể xi măng

 

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây