Kỹ thuật nuôi gà Hồ chuẩn chuyên gia

0
2430
gà hồ
Kỹ thuật nuôi gà Hồ
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Gà Hồ hiện đang là loại giống gà được nhiều bà con chú ý chọn nuôi trong tất các loại gà giống Hà Nam. Gà Hồ được đánh giá là mang lại năng suất cao và mức giá cả hiện nay cũng rất tốt. Nhưng không phải bất cứ hộ chăn nuôi nào cũng biết nắm bắt được kỹ thuật nuôi gà Hồ chuẩn chuyên gia. Vì vậy bài viết dưới đây agri.vn sẽ cùng các nhà nông tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà Hồ chuẩn nhé.

Nội dung chính

Đặc điểm của gà Hồ

gà Hồ
Gà Hồ trống

Gà trống: Gà trống có hai màu lông chủ đạo đó là màu đen ánh xanh (màu mã lĩnh) và màu đỏ đậm (giống như màu quả mận chín, màu mã mận). Một chú gà trống sẽ được xác định là màu mã lĩnh hay màu mã mận nếu khi mà trên thân gà hồ trống có xuất hiện màu lông nào chiếm đến 2/3 số lông thì sẽ được gọi màu đấy.

Gà mái: Đối với gà mái thì có ba màu lông chính là màu đất sét (màu mã thó), màu lông chim sẻ (màu mã sẻ) và màu của vỏ quả nhãn khô (màu mã nhãn).

gà Hồ
gà Hồ mái

Gà Hồ có đầu nhìn giống hình đầu của con công hay còn gọi là . Mào gà gọn giống như hình múi chanh úp ngược hoặc là như hình quả dâu trên đầu, có màu đỏ. Đuôi gà thì thường xòe to như cái nơm, các cọng lông đuôi bằng nhau. Mỗi khi những chú gà trống cất vang tiếng gáy, người ta dễ nhìn thấy cái đuôi nơm xòe rộng ấy.

Cánh gà Hồ hướng úp vào bên trong thân giống như hai cái vỏ chai úp vào thân, người ta hay gọi là cánh úp vỏ chai. Chân gà Hồ thườngkhá to, cao và tròn, có 3 hàng vẩy, vẩy chân gà mịn màu vỏ đỗ nành. Gà trống có dáng hình cao, to và trường thân, lưng vuông, ngực nở rộng, thường thì trọng lượng của một chú gà trống nuôi làm giống có khi phải lên đến 6–7kg. Trọng lượng của gà mái thì nhẹ hơn gà trống tối đa từ 4–5 kg.

Do có trọng lượng khá lớn, lại chậm chạp nên việc ấp trứng và nuôi con của gà mái rất vụng. Cũng chính vì thế mà trứng ấp không thể nở hết, trong khi đó số lượng gà con trong từng đàn cũng ít hơn nhiều so với gà ri.

Cách chăm sóc gà Hồ con

gà hồ
gà Hồ con

Khi gà con mới nhập về được khoảng chừng 1 ngày tuổi thì chúng cần được bổ sung nước uống, đường Gluco, Permasol 500, Vitamin C như sau: Lấy 50g đường Glucose, 1g Permasol và 1g Vitamin C hòa tan với 1 lít nước cho gà uống để tăng sức đề kháng, nếu sức đề kháng kém, khả năng chống chịu bệnh kém thì sau 2 giờ phải thu máng uống và rửa sạch.

Từ sau 2–3 giờ đổ thức ăn cho gà Hồ con cần chú ý nên chọn các loại cám được chế biến với khả năng có thể tiêu hóa thức ăn của gà con lúc này, không nên đổ thức ăn quá dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới.

Khi gà Hồ con được 7 ngày tuổi hãy nhỏ chủng đậu và Lasota cho gà; khi được 14 ngày tuổi thì trộn kháng sinh Neomycin 1g/1kg thức ăn.

gà hồ
Gà Hồ con 21 ngày tuổi

Khi 21 ngày tuổi phải hết sức chú ý các yếu tố như: Nhiệt độ, môi trường, thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà, chất lượng đàn gà, mọi vật dụng như máng ăn, máng uống phải được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, phải rửa sạch trước khi cho thức ăn mới vào, cho lượng thức ăn vừa đủ, để tránh tình trạng thức ăn bị để lâu sẽ ôi thiu kém chất lượng.

Khi gà Hồ con được 24 ngày tuổi hãy nhỏ Lasota lần 2 để đàn gà có thể phát triển nhanh. 1 ngày nên cho ăn từ 3 – 4 lần; Thức ăn phải được đảo đều; Độ dày thức ăn đổ vào máng là 0,5–1 cm.

Một số bệnh ở gà Hồ cần chú ý

gà hồ
bệnh hô hấp mãn tính

Bệnh hô hấp mãn tính (CRD): Do Mycoplasma gallisepticum gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa của gà. Gà Hồ mái mang thai bị nhiễm bệnh khi đẻ có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc do gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh hay gián tiếp bị dính mầm qua nguồn thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại…

gà hồ
bệnh dịch tả

Bệnh dịch tả (Newcastle): Bệnh xuất hiện bởi virus Paramyxovirus serotype. Bệnh Newcastle hay còn được gọi là dịch tả hay là bệnh rù. Một loại bệnh thường gặp nhất ở các loài như gà, cút, bồ câu gây ra tổn thất rất lớn trong ngành chăn nuôi gia cầm.

Bệnh lây lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà có bệnh, phân hay người, chuột, dụng cụ, xe cộ, gió thổi làm virus lây lan từ nơi này sang nơi khác và đặc biệt lây do chim trời. Thời gian ủ bệnh là từ 5-7 ngày có khi ủ đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên.

(Gà nhiễm bệnh có thể chết nhanh trong vòng 3-4 ngày với triệu trứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, có biểu hiện lờ đờ, chất phân lỏng màu xanh đôi khi có lẫn máu, mào tím, mặt sưng… Giai đoạn sau, gà bệnh sẽ có biểu hiện đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn, bị liệt chân và cánh. Đối với gà đẻ, thì sản lượng trứng sẽ giảm, trứng non nhiều lên, có màu trắng nhợt)

gà hồ
bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis-IB): căn bệnh xuất hiện trên gà bởi virus họ Coronaviridae. Bệnh có khả năng lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do gà Hồ khỏe tiếp xúc với gà bệnh, hít thở không khí nhiễm mầm bệnh bị thổi trong không khí.

 

(Thời gian ủ bệnh là từ 18-36 giờ; Gà sẽ hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác. Ở gà con: biểu hiện ho, thở hổn hển, bị chảy nước mũi, sốt, gà uể oải, yếu sưc, tiêu chảy phân trắng, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30%. Ở gà đẻ trứng: Có những triệu chứng hô hấp trên, năng suất đẻ giảm và chất lượng trứng cũng theo đó giảm thấp (lòng trắng loãng), trứng bị méo mó.)

Các bạn đã nắm bắt được cách nuôi gà Hồ chuẩn chuyên gia chưa. Hi vọng các thông tin này sẽ giúp cách hộ nhà nông thành công trong việc nuôi đạt năng suất nhé.

Xem thêm: https://agri.vn/cach-nuoi-ga-tha-vuon-dat-doanh-thu-hon-ca-mong-doi/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây