Cách Trồng Tỏi Cho Nhiều Củ Trong Thời Gian Ngắn

0
7647
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Tỏi là một thứ gia vị quan trọng trong nền ẩm thực của Việt Nam giúp dậy mùi món ăn. Không chỉ vậy, tỏi còn có tác dụng phòng và chữa rất nhiều bệnh. Nhưng hiện nay thị trường tỏi Trung Quốc đang áp đảo tỏi ta khiến bà nội trợ lo lắng nhưng nhiều khi vẫn nhắm mắt mua về dùng. Bạn đã thử áp dụng cách trồng tỏi tại nhà để mang lại nguồn thực phẩm sạch cho gia đình mình chưa? Trong nội dung bài viết này Agri.vn sẽ chia sẻ đén bạn nhiều hơn về chủ đề này!

Nội dung chính

Lựa chọn giống

Trên thị trường có nhiều giống tỏi khác nhau. Nếu là tỏi địa phương thì có tỏi trâu, tỏi gié. Giống tỏi này trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc. Nếu ở các tỉnh duyên hải miền Trung bạn sẽ gặp các loại tỏi khác. Ví như tỏi nhập nội hay còn gọi là tỏi tây. Ở những địa phương chuyên trồng tỏi thì họ trồng 2 giống nhập từ Trung Quốc.

Đó là tỏi trắng và tỏi tía. Cây tỏi trắng thường có lá xanh đậm, rộng. 1 củ tỏi trắng to có đường kính lên tới 4 đến hơn 4cm. Lớp vỏ lụa của củ có màu trắng. Nhìn chung giống này không để được lâu. Để lâu thì hay bị óp.

Lựa chọn giống tỏi quyết định đến năng suất và chất lượng tỏi sau này
Lựa chọn giống tỏi quyết định đến năng suất và chất lượng tỏi sau này  

Tỏi tía thì lá xanh nhạt hơn nhưng cứng và dày hơn tỏi trắng. Tỏi tía củ nhỏ hơn và cay hơn tỏi trắng nữa. 1 củ chỉ có đường kính tầm 3,5 đến 4cm thôi. Dọc thân củ bạn sẽ nhìn thấy có màu tím nhạt. Mỗi củ có tới 10 đến 11 nhánh. Khi thu hoạch thì củ có màu trắng ngà. Vì thế tỏi tía được nhiều người trồng hơn tỏi trắng.

Cả 2 giống tỏi này đều cho năng suất cao. Đều đạt từ 8 đến 10 tấn trên 1 ha. Khi chọn tỏi giống thì chọn củ chắc tay và lấy những nhánh to mập nhất. Củ giống nên có từ 10 đến 12 nhánh và nặng chừng 12 đến 15g là thích hợp.

Thời vụ trồng

Đối với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng thì tỏi là loại cân xen canh 2 vụ lúa. Do đó thời điểm thích hợp trồng tỏi là từ 25/9 đến 5/10. Thời điểm thu hoạch là từ 30/1 đến 5/2 năm sau. Như vậy tỏi đủ thời gian sinh trưởng mà không ảnh hưởng đến vụ lúa.

Còn với các tỉnh miền Trung thì tỏi hay được trồng vào tháng 9-10 và thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau.

Tiến hành làm đất trồng tỏi

Đất trồng tỏi cần cao và thoát nước tốt. Sau khi gặt lúa xong bạn cần làm đất thật kỹ và lên luống luôn. Mục đích là để tránh mưa. Luống tỏi nên rộng từ 1,2 đến 1,5m. Giữa các luống làm rãnh rộng 30cm. Khi lên luống thì bạn nhớ rạch luôn hàng để bón phân. Mỗi luống thường trồng từ 5 đến 6 hàng. Mỗi hàng cách nhau 20cm là vừa.

Bạn cần bồi thêm 1 lớp đất thịt ở vườn trồng tỏi. Lớp đất này chỉ cần 2cm là đủ. Đầm chặt lớp đất thịt rồi rải thêm phân chuồng lên trên. Cuối cùng thêm 1 lớp cát cỡ 2cm nữa rồi mới đem trồng tỏi. Cát này bạn có thể lấy từ biển nhé! Vì sao lại làm như vậy ư? Lớp đất thịt giúp bộ rễ của cây tốt và cung cấp nguyên tố vi lượng cho cây. Còn lớp cát bạn lấy từ biển đã được trộn với san hô vụn. Vì thế giúp tạo độ xốp để tỏi phát triển tốt và cho củ to.

Đất trồng tỏi cần đảm bảo có độ thoát nước tốt
Đất trồng tỏi cần đảm bảo có độ thoát nước tốt

Mỗi hecta cần tới 1 tấn tỏi giống. Nghĩa là cứ 1 sào Bắc Bộ cần 37kg tỏi. Mỗi nhánh tỏi trồng xuống cách nhau từ 8 đến 10cm. Khi ấn tỏi chỉ cần ấn ⅔ củ là được rồi. Sau đó phủ 1 lớp đất mỏng lên củ. Tiếp tục dùng cỏ khô hoặc rơm băm nhỏ phủ lên luống tỏi để giữ ẩm và hạn chế cỏ. Độ dày lớp phủ là 5cm.

Hướng dẫn chăm sóc tỏi đúng cách

Bón phân

– Lượng phân bón sau tính cho 1 ha trồng tỏi

– Bạn cần 15 đến 20 tấn phân chuồng bón lót cho đất. Khi bón thì trộn kỹ rồi rải theo hàng. Ngoài ra còn trộn thêm 660 đến 720kg NPK -S 5.10.3-8. nếu đất chua thì bón thêm 500 cân vôi bột nữa.

– Bạn sẽ chia ra bón thúc 3 lần vào từng thời điểm như sau:

Sau khi trồng 2 đến 3 tuần thì bón thúc lần 1: Lúc này cần 190 đến 220kg phân NPK-S 12.5.10-14 thôi

20 đến 25 ngày sau khi bón đợt 1 thì bón đợt 2: Bón 190 đến 220kg phân NPK-S 12.5.10-14

Sau khi bón đợt 2 khoảng 15 đến 20 ngày thì bón đợt 3. Lượng phân bón giống như đợt 2 và cũng là loại phân đó.

Phòng bệnh hại

– Bạn thường xuyên tưới nước đến khi cây mọc thì dừng lại. Đến khi cây trổ 3-4 lá thì hạn chế nước đi và tăng độ thấm lên. Nhìn chung trong thời gian cây lớn chỉ cần tưới nước 4 hoặc 5 lần thôi. Khi tưới rãnh thì nhớ bón thêm phân cho cây luôn.

– Trồn tỏi hay gặp bệnh sương mai, bệnh than đen. Lúc này bạn cần dùng các loại thuốc đã được chỉ định với từng bệnh. Sau khi trồng 120 đến 130 ngày là thu hoạch được rồi. Lúc này lá đã già, héo và gân khô rồi.

– Trước khi bệnh xuất hiện bạn nên phun phòng trước. Liều lượng như sau. Thuốc Boócđô 1%. Nghĩa là   lấy 1 kg phèn xanh trộn cùng 1 kg vôi cục và 100 lít nước lã. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng Zineb 80% hoặc Ziram 90%. Hai loại thuốc này bạn pha từ 2 đến 4 phần nghìn rồi phun từ 18 đến 20l cho 1 sào là được. Những thuốc này bạn phun định kỳ nhé! Trung bình cứ 1 sào tỏi bạn cần 2kg phèn xanh hoặc 8kg thuốc  Zineb. Nếu gặp ngày nào có sương thì bạn tưới rửa sương luôn cho cây. Nếu không có thời gian thì bạn dùng tro bếp cũng hiệu quả lắm đấy!

– Bệnh than đen hay còn gọi là  Urocystis cepula Prost. Bệnh này thường xuất hiện trên củ sắp thu hoạch. Thậm chí kể cả trong thời kỳ bảo quản cũng có thể có.  Bạn cần cách ly những củ bị bệnh ra và dùng Zineb 80% để phun.

Bạn cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh và sâu hại cây tỏi kịp thời
Bạn cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh và sâu hại cây tỏi kịp thời

Thu hoạch tỏi

– Tỏi thu hoạch được là khi lá gốc tàn, lá ngọn bắt đầu khô hé. Lúc này bạn thu tỏi đi tiêu thụ là vừa.

– Trồng cây được 125 đến 130 ngày thì thu hoạch được. KHi thu hoạch thì nhổ cả củ rồi giũ sạch đất và bó thành từng bó nhỏ. Sau đó đem củ để ở nơi thoáng mát. Hoặc bạn xếp lên các giàn ở trong kho cũng được.

– Nếu trồng tỏi làm giống thì thời gian lên tới 140 ngày. Sau khi thu hoạch bạn chọn củ có 10 đến 12 nhánh. Mỗi củ to chừng 3,5 đến 4cm rồi bó lại. Treo ở nơi thoáng mát. Những củ này ngoài chắc, to thì không có sâu bệnh mới được.

Cây tỏi trồng khoảng 130 ngảy thì có thể thu hoạch
Cây tỏi trồng khoảng 130 ngảy thì có thể thu hoạch

Cách bảo quản tỏi sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch, nếu chưa sử dụng hết ngay, bạn nên phơi khô rồi cất giữ trong túi lưới ở nơi thoáng mát để giữ tỏi được lâu hơn, đồng thời không nên bảo quản nó trong tủ lạnh vì như thế sẽ làm mất hết các thành phần dinh dưỡng có lợi đấy.

Trên đây là thông tin chúng tôi muốn gửi đén bạn tham khảo về cách trồng tỏi tại nahf cho năng suất cao, củ chắc. Chúc bạn thành công khi áp dụng kỹ thuật trồng tỏi này. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây