Nội dung chính
Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính
Dưa lưới là loại cây ăn quả ngắn ngày, trồng được nhiều vụ trong năm nên năng suất thu được rất cao. Do đó, ở nước ta nhiều năm nay kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính hay nhà màng đang ngày càng được ưa chuộng. Mặc dù đây là kỹ thuật hiện đại cần đàu tư cao nhưng lại thu về lượng sản phẩm lớn, sạch, an toàn, kinh doanh cho lợi nhuận cao. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính hiện nay.
1. Bước 1: Chuẩn bị nhà kính/ nhà màng
Đối với kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính, bước đầu tiên mà người nông dần cần là chuẩn bị nhà kính hay còn gọi là nhà màng.
Thông thường mái của nhà kính trồng dưa lưới sẽ lợp bằng màng Polymer chuyên dụng, vách bao quanh là lưới chuyên dụng với 40 – 50 lỗ trên 1cm2 ngừa côn trùng.
Thông gió tự nhiên của nhà lưới tính có chiều cao đến máng nước là khoảng 4m hoặc trên 4m, khoảng cách bề ngang là khoảng 9 – 10m. Có hệ thống thông gió 2 cửa áp mái có màng che.
2. Bước 2: Chuẩn bị hạt giống hay cây giống dưa lưới con
Dưa lưới là loại cây ăn trái có thể trồng được bằng cả hạt giống hay cây con.
Với kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính người ta thường áp dụng phương pháp trồng cây con nhiều hơn hoặc tự ươm hạt giống trong nhà ươm. Chủ yếu là để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển đồng đều giữa các cây dưa lưới để tiện cho quá trình chăm sóc.
- Cách chọn cây giống dưa lưới đạt chuẩn: chọn cây con đã được gieo ươm từ 10 – 12 ngày, cao 7 – 10cm, có từ 2 – 3 lá, thân mập, chắc, đường kính ước chừng 2 – 5mm
- Trồng cây thích hợp nhất là vào buổi chiều mát, không nén đất quá chặt, tưới ngay sau khi trồng để đất có đủ độ ẩm
- Cách ươm hạt giống: dùng khay ươm bằng xốp dài khoảng 50cm, rộng 30 – 35cm, sâu 5 – 7cm, thường là 50 lỗ gieo hạt trên 1 khay ươm. Nhiệt độ nảy mầm lý tưởng nhất là khoảng 28 độ C
- Chuẩn bị giá thể ươm hạt dưa lưới: dùng xơ dừa, phân hữu cơ và tro trấu đã qua xử lý trộn theo tỷ lệ 7:2:1 bỏ đầy lỗ mặt khay, gieo 1 hạt trên 1 lỗ
3. Bước 3: Chăm sóc cây dưa lưới và thu hoạch
Sau khi tiến hành gieo trồng, người nông dân tiếp tục phải chăm sóc thật kỹ lưỡng để đảm bảo năng suất, chất lượng của cây, lại phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả.
- Tưới nước: phương pháp tưới nhỏ giọt cho cây dưa lưới thường được áp dụng bởi hệ thống tưới này cung cấp vừa đủ lượng nước cần thiết cho cây sinh trưởng tốt nhất, nên sử dụng nước giếng khoan hay nước sông suối không mặn, không phèn. Đặc biệt hệ thống tưới nhỏ giọt còn cung cấp phân và dưỡng chất thông qua hệ thống châm phân tự động.
Tham khảo bài phân tích “Chi phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây dưa lưới”
- Bón phân: Các loại phân sẽ được hòa tan vào nước thành dung dịch giàu dinh dưỡng tưới cho cây. Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính thường sử dụng phân vô cơ chứa các nguyên tố cần thiết như K, Ca, Mg, N, P, S
- Treo cây, tỉa chồi: Sau khi trồng khoảng 1 tuần đến 10 ngày, người ta tiến hành buộc dây sát gốc cây rồi uốn ngọn theo dây đã buộc. Kỹ thuật tỉa chồi thường chỉ để lại cành từ nách thứ 10 trở đi để tránh sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng
- Thụ phấn: có thể sử dụng ong mật để thụ phấn hoặc sử dụng kỹ thuật thụ phấn thủ công nâng cao tỷ lệ hoa đậu trái
- Thu hoạch: Thường sau 2 tháng dưa lưới sẽ bắt đầu được thu hoạch, những trái có lưới trên bề mặt đẹp, cuống nhiều vết nứt là hái được
Đánh giá ưu nhược điểm của kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính
Mỗi kỹ thuật trồng cây dù là truyền thống hay hiện đại đều có những ưu điểm nổi bật và không tránh khỏi một vài nhược điểm. Dưới đây là ưu nhược điểm của kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên:
Về ưu điểm, thiết kế nhà lưới có thể phòng tránh được sâu bệnh, côn trùng phá hoại, kỹ thuật chăm sóc hiện đại kiểm soát được lượng nước tưới, phân bón cho cây trồng.
Không chỉ thế, bằng hệ thống tưới nhỏ giọt cây không chỉ phát triển đồng đều mà còn tiết kiệm được công sức, thời gian của người lao động. Từ đó, năng suất và chất lượng của dưa lưới sau thu hoạch cũng được đảm bảo hơn nhiều.
Về nhược điểm, kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính đòi hỏi chi phí đầu tư cao, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, nhìn về tổng thể đây vẫn là một kỹ thuật trồng dưa lưới hiện đại cho hiệu suất kinh tế cao hơn nhiều so với kỹ thuật trồng truyền thống trước đây. Vì vậy, kỹ thuật này rất đáng người nông dân được học hỏi và phát huy trong tương lai không chỉ với dưa lưới mà còn với nhiều cây trồng khác.