Kỹ thuật trồng nấm bào ngư nhanh thu hoạch cho năng suất cao

0
5949
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nấm bào ngư vẫn còn được gọi với những cái tên khác là: Nấm dai, nấm sò. Loại nấm này hiện nay được dùng nhiều trong ẩm thực và trở thành loại nông sản mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Để có một sản lượng nấm bào ngư lớn với chất lượng vượt trội. Chúng tôi mời các bạn cùng tham khảo qua kỹ thuật trồng nấm bào ngư trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung chính

Chuẩn bị gì khi muốn trồng nấm bào ngư

  1. Cần có nhà trồng nấm

Nấm bào ngư chỉ sinh trưởng trong môi trường ẩm, vì thế nhà nuôi nấm phải được xây dựng tại vị trí thoáng mát. Đặc biệt xung quanh nhà nuôi nấm phải được che kín gió và không có ánh sáng mặt trời chiếu vào.

Trồng nấm bào ngư cần phải có môi trường cho phôi nấm phát triển
Trồng nấm bào ngư cần phải có môi trường cho phôi nấm phát triển

Nhà trồng nấm không có nhiều yêu cầu khắt khe, vì thế bạn có thể lựa chọn xây nhà trồng nấm từ xi măng, tận dụng lại kho xưởng hay nhà lá.

Đặc biệt, nhà trồng nấm cần được bố trí ở nơi gần với nguồn nước sạch để thuận tiện cho suốt quá trình chăm sóc. Trước khi tiến hành trồng nấm thì cần khử trùng toàn bộ không gian bằng vôi bột.

  1. Xử lý nguyên liệu

Nguyên liệu để ủ phôi nấm thường sẽ là những chế phẩm sinh học như: Mùn cưa, vỏ trấu, rơm rạ…

Tất cả nguyên liệu cần được trộn đều trong nước vôi loãng sau đó vớt ra, để ráo và ủ thành 2 đợt.

  • Đợt ủ 1 (4 ngày): Hỗn hợp cần được tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm.
  • Đợt ủ 2 (3 ngày): Tiếp tục ủ hỗn hợp trong khoảng 3 ngày và mang đi khử trùng bằng hơi nước sôi.

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư cơ bản và chính xác

Sau khi bạn tìm mua được phôi nấm tại những địa điểm uy tín thì bạn đã có thể bắt đầu quy trình trồng nấm.

  • Chia đều nguyên liệu trồng nấm vào trong các bịch bóng, cho tiếp một lớp rơm rạ ở đáy túi.
  • Bạn rải đều phôi nấm giống xung quanh thành túi nilon, phôi nấm nên được ép sát ra phía ngoài thành túi.
  • Tiếp tục phủ lớp rơm thứ 2 lên và dùng phôi nấm để rải đều xung quanh thành túi.
  • Với lớp rơm cuối cùng trên mặt túi nilon, bạn cần rải phôi nấm giống lên trên bề mặt và chừa lại một vùng tròn nhỏ để nhét bông gòn và buộc chặt miệng túi.

Kỹ thuật chăm sóc nấm bào ngư sau khi trồng

Nấm sau khi đã được trồng xong thì cần đưa vào phòng ươm. Phòng ươm phải đảm bảo đáp ứng được những yếu tố như: Thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời.

Những bịch phôi nấm sẽ được đưa lên giàn giá đã trong khoảng 25 – 30 ngày. Sau khoảng 25 ngày ươm nấm thì bạn có thể tiến hành kiểm tra để xác định xung quanh bịch nấm có những mảng màu trắng đang lan toả hay không. Nếu xuất hiện những mảng trắng trên túi phôi nấm thì tức là nấm giống đã bắt đầu sinh trưởng. Lúc này người trồng nấm cần chú ý bỏ bông gòn để đẩy khí bên trong ra ngoài và cột lại miệng túi nấm thật chặt.

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư không quá khó nhưng cần đảm bảo các quy trình
Kỹ thuật trồng nấm bào ngư không quá khó nhưng cần đảm bảo các quy trình

Sau đó, bạn cần thiết tục rạch khoảng 6 đường dài trên tahan bịch nấm để giúp nấm có thể mọc ra ngoài. Chú ý không rạch sát miệng hay sát đáy bịch nấm.

Trong một ngày, người trồng nấm cần đảm bảo tưới nước phun sương cho cây nấm đủ 4 – 6 lần để cung cấp và duy trì độ ẩm.

Kỹ thuật tưới nước cho nấm bào ngư

Cách để tưới nước cho nấm bào ngư đóng vai trò rất quan trọng trong việc sinh trưởng của cây. Đặc biệt nước tưới còn quyết định đến 90% sản lượng nấm trong mỗi mùa vụ. Vì thế, khi tưới nước cho nấm bào ngư bạn cần quan tâm đến những vấn đề như:

Để cung cấp độ ẩm cho phôi nấm, bạn có thể lựa chọn chế độ tưới phun sương nhưng đây chỉ là biện pháp hạn chế. Vì nước phun sương rơi khá nhẹ và không phân bố đều, cố định trong các phôi nấm. Vì thế, lượng nước tưới có thể xâm lấn vào phần cổ phôi làm xuất hiện bệnh mốc xanh, úng.

Nấm bào ngư ưa sống trong môi trường ẩm nên việc tưới nước là điều bắt buộc
Nấm bào ngư ưa sống trong môi trường ẩm nên việc tưới nước là điều bắt buộc

Để tưới nước cho nấm, bạn nên dùng hệ thống vòi tưới hướng lên với cường độ tương đối mạnh để nấm nhận đủ lượng nước cần thiết.

Nước dùng để tưới cho nấm bào ngư phải được đảm bảo là 100% nước sạch không chứa phèn, nhiễm mặn.

Kỹ thuật xử lý phôi nấm mốc xanh

Nếu như bạn trồng nấm theo quy mô nhỏ thì phương pháp thủ công nhất để loại bỏ nấm mốc xanh là rút bỏ những cục phôi mốc xanh để hạn chế lây lan.

Việc xử lý nấm mốc xanh kịp thời sẽ hạn chế được tình trạng lây lan sang các phôi nấm khác
Việc xử lý nấm mốc xanh kịp thời sẽ hạn chế được tình trạng lây lan sang các phôi nấm khác

Trong trường hợp quy mô trồng nấm bào ngư của bạn quá lớn thì có thể sử dụng phương pháp đóng nắp cổ phôi.

Vừa rồi là một số chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật trồng nấm bào ngư. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này với cả việc trồng nấm ăn trong gia đình hay kinh doanh. Chúc các bạn thành công và nhận về sản lượng nấm bào ngư đạt chuẩn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây