Hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng ngô năng suất cao

0
2969
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Ở nước ta, từ trước đến nay ngô được coi là cây lương thực ngắn ngày có tầm quan trọng chỉ đứng sau cây lúa. Không chỉ làm nguyên liệu cho nhiều món ăn, loại thực phẩm phổ biến hàng ngày, ngô còn là thức ăn của vật nuôi. Đặc biệt hơn, loại cây này không kén đất, lại dễ thích nghi, sinh trưởng tốt nên được trồng ở hầu hết mọi địa phương. Tuy nhiên, để có được mùa vụ bội thu, kiếm thêm lợi nhuận, mời bà con cùng bỏ túi kỹ thuật trồng ngô năng suất cao dưới đây.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô cho năng suất cao mỗi vụ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô cho năng suất cao mỗi vụ  
  1. Nội dung chính

    Canh tác đất trồng ngô

Mặc dù ngô không phải loại cây quá kén đất nhưng bà con vẫn nên canh tác đất trước khi gieo trồng để cây đạt năng suất tốt nhất. Các bước canh tác diễn ra theo nguyên tắc sau:

  • Làm sạch cỏ dại trên bề mặt
  • Cày đất sâu 15 – 20cm để đảm bảo độ tơi xốp
  • Phơi ải bằng cách rải vôi 1 tuần đến 10 ngày để xử lý hoàn toàn mầm bệnh và vi sinh vật có hại trong đất
  • Tiếp đến, bón lót bằng phân hữu cơ, có thể là phân chuồng hoai mục với tỷ lệ thích hợp để cấp dinh dưỡng cho đất

Riêng các địa phương bà con thường trồng lúa, có thể gieo trồng ngô ngay khi thu hoạch lúa xong, đất còn ẩm mà không cần canh tác đất.

Ngô có thể trồng được quanh năm, nhưng để tiện cho nguồn nước tưới, bà con nên trồng vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa là thích hợp nhất.

Đất trồng ngô cần được cày sâu 15 – 20cm để tạo độ tơi xốp
Đất trồng ngô cần được cày sâu 15 – 20cm để tạo độ tơi xốp
  1. Chọn giống, tiến hành gieo trồng ngô

Nếu như trước đây, chúng ta thường chỉ biết đến 2 loại ngô là ngô vàng cho gà ăn và ngô nếp để ăn thì hiện nay lại có rất nhiều giống mới. Nhiều năm trở lại đây, người ta thịnh hành ngô ngọt Mỹ hay ngô tím lai,… có hương vị đặc biệt hơn. Tùy vào mục đích kinh doanh hay sở thích của gia đình mà nên chọn giống phù hợp.

Ngô được trồng bằng cách gieo hạt nên để tăng tỷ lệ nảy mầm, bạn cần tiến hành xử lý hạt giống trước khi xuống hốc:

  • Mua hạt giống đạt chuẩn từ các cửa hàng uy tín
  • Sát khuẩn hạt bằng Captan hay Dithane nồng độ 2 – 3% để ngừa nấm bệnh cũng là phòng côn trùng ăn hạt
  • Có thể gieo khô hay ngâm, ủ hạt giống tùy từng người trồng

Hạt giống xử lý xong sẽ được mang đi gieo trồng trực tiếp trên đất đã canh tác trước đó, quy trình như sau:

  • Dùng tay hay dụng cụ đào các hốc trên đất để gieo hạt, mỗi hốc gieo khoảng 2 – 3 hạt
  • Khoảng cách trồng ngô: cây cách cây 20 – 40 cm, hàng cách hàng 60 – 10cm để đảm bảo điều kiện về ánh sáng và dinh dưỡng thích hợp nhất, hỗ trợ cây phát triển
  • Trồng quá thưa làm giảm năng suất, trồng quá dày làm giảm chất lượng thụ phấn, bắp ngô thường bị lép hạt, dễ sâu bệnh
  • Có thể gieo xen canh với các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác như cây họ đậu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
  • Trồng xong nên tưới nước ngay, nên dùng thêm rơm rạ hay lá cây phủ lên trên bề mặt các hốc để giữ ẩm, giúp hạt nhanh nảy mầm
Trồng ngô quá dày có thể làm giảm năng suất và chất lượng thụ phấn
Trồng ngô quá dày có thể làm giảm năng suất và chất lượng thụ phấn
  1. Kỹ thuật chăm sóc cây ngô đạt sản lượng cao

Tưới nước

Ngô chịu hạn tốt nhưng thiếu nước cũng có thể làm giảm sút sản lượng, cây còi cọc, bắp ngô nhỏ, không đầy hạt. Vì vậy nếu trồng vào mùa khô, bà con vẫn nên duy trì tưới nước 7 – 10 ngày/ lần, không nên tưới quá nhiều sẽ gây úng.

Vào mùa mưa, bạn nên áp dụng phương pháp khơi thông tạo hệ thống rãnh thoát nước hạn chế tình trạng ngập úng có thể gây bật gốc cây, đổ rạp hay thối rễ.

Bên cạnh đó, sau 4 – 6 ngày gieo trồng cây bắt đầu ra 1 – 2 lá thật thì tiến hành tỉa dặm, loại bỏ những nơi cây chết hay hạt không nảy mầm. Chú ý dọn sạch cỏ dại theo định kỳ vừa là để cây không bị mất đi dinh dưỡng vừa là ngăn chặn mầm bệnh.

Bón phân

Ngoài việc bón lót, bà con nên bón thúc cho cây trồng góp lần tăng năng suất cho ngô ở mỗi vụ. Thường các đợt bón thúc chỉ nên dùng ure và kali, bón 2 lần trong giai đoạn cây phát triển, ra lá và giai đoạn trước khi thụ phận để tăng chất lượng bắp ngô.

Thêm vào đó, bà con cần chủ động phòng sâu bệnh cho ngô bằng cách theo dõi thường xuyên để phát hiện, can thiệp kịp thời nếu có sâu bệnh. Một số bệnh thường gặp ở cây ngô là rầy mềm, sâu đục thân và sâu đục trái.

Thu hoạch

Sau thời gian khoảng 60 – 65 ngày nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, ngô sẽ cho thu hoạch với năng suất cao, bắp ngô ra đều, to và nhiều hạt.

Sau thời gian khoảng 2 tháng gieo trồng ngô có thể cho thu hoạch
Sau thời gian khoảng 2 tháng gieo trồng ngô có thể cho thu hoạch

Nói tóm lại, kỹ thuật trồng ngô không quá phức tạp nhưng bà con vẫn nên chú ý chăm sóc đúng phương pháp để cây có được năng suất và chất lượng cao nhất. Hãy áp dụng ngay những kinh nghiệm mà chúng tôi vừa hướng dẫn vào mùa ngô tới nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây