Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Quảng Ninh theo hướng bền vững

0
1741
tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Tỉnh Quảng Ninh đang tập trung các giải pháp đồng bộ để tạo nền tảng phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả – Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, trọng tâm là thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật (KHKT) vào trong sản xuất là bước chuyển đầu tiền để nâng tầm nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp – Áp dụng KHKT trong sản xuất

Hiện nhiều mô hình canh tác nông nghiệp chất lượng cao, áp dụng KHKT trong các khâu sản xuất đã được nhiều địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh triển khai. Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại 188 (TX Đông Triều) là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông sản chất lượng cao. Cho đến nay, công ty đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường.

Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại 188 (TX Đông Triều),  Bà Bùi Thị Thể, cho biết: Bằng việc áp dụng KHKT, các khâu cấy giống, chăm sóc, thu hoạch được thực hiện một cách đồng bộ, qua đó cho năng suất và chất lượng ổn định.

Ví dụ như trong việc trồng rau thuỷ canh, các công thức chất dinh dưỡng được tính toán dựa trên các chỉ tiêu phân tích mẫu nước, mẫu đất, mẫu giá thể, phân bón để tạo nên các chất dinh dưỡng đầy đủ, đáp ứng cho nhu cầu của cây… Nhờ vậy, các sản phẩm của đơn vị đều đảm bảo chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, đã có mặt tại các hệ thống siêu thị Vinmart, BigC, các nhà hàng, khách sạn, trường học.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã  đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp. Để làm căn cứ thực hiện nội dung này, Quảng Ninh đã linh hoạt thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với triển khai có hiệu quả Đề án “Tỉnh Quảng Ninh – Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP).

Qua đó, tập trung nhân rộng mô hình sản xuất, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN mới; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù địa phương, phát triển vùng sản xuất nông sản tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, một số vùng trồng trọt trong tỉnh đã thực hiện quy trình VietGAP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, như na, vải thiều (TX Đông Triều), vải chín sớm Phương Nam (TP Uông Bí).

Chăn nuôi chuyển từ nhỏ lẻ, phân tán sang mô hình trang trại, gia trại công nghiệp và công nghệ cao, đa dạng hóa các sản phẩm; đối tượng vật nuôi chủ lực, thứ tự ưu tiên là lợn, gà, bò thịt, bò sữa.

Tỉnh tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực, đặc biệt nuôi trồng hải sản trên biển gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Các các sở, ngành, địa phương trong tỉnh chú trọng công tác giám sát chất lượng an toàn thực phẩm. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được tăng cường; hiện trên địa bàn tỉnh có 8 cơ sở giết mổ tập trung tại TP Hạ Long, TP Uông Bí, TP Cẩm Phả, TX Đông Triều.

IthuhoachluaMG_7123rty.jpg
Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa tại TX Quảng Yên.

Bên cạnh những kết quả tích cực, thời gian qua, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh cũng đối mặt với nhiều thách thức, như:

  • Nông dân còn sản xuất manh mún theo quy mô hộ;
  • Dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, còn diễn biến phức tạp, gây khó khăn trong việc đảm bảo ổn định sản xuất và nguồn cung;
  • Biến đổi khí hậu diễn biến khó lường…

Đối mặt với thách thức cũng là cơ hội để ngành Nông nghiệp tỉnh quyết liệt thực hiện tái cơ cấu. Đặc biệt là trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là điều kiện tốt để mở hướng chuyển đổi xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững hơn.

Ông Nguyễn Hữu Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Sở đã yêu cầu các đơn vị tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch chuyển dần sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, với hướng đi là lựa chọn một số loại cây, con có ưu thế phù hợp với khí hậu, sinh thái đặc thù của tỉnh để phát triển thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại.

Đồng thời tập trung phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là các tổ hợp tác, HTX để liên kết với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị; thúc đẩy triển khai các giải pháp KHCN, ứng dụng công nghệ để tận dụng tối đa cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…

Quảng Ninh cũng đang đẩy mạnh thu hút một số nhà đầu tư nghiên cứu quy hoạch và định hướng phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Vân Đồn, Móng Cái, Đông Triều, Đầm Hà.

Đến nay, nhiều vùng sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô lớn được hình thành, như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao, 1.690ha ở TX Đông Triều; vùng trồng rau an toàn, 348ha ở TX Quảng Yên; vùng trồng cây dong riềng, trên 516ha ở huyện Bình Liêu; sản xuất giống thủy sản chất lượng cao ở Đầm Hà…

Nguồn:http://baoquangninh.com.vn/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây