Một số điểm khi nuôi dê bà con nhà nông cần chú ý

0
2087
Kỹ thuật nuôi chăm sóc dê
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

   Hiện nay chăn nuôi dê đang được các địa phương tích cực lăng xê để phát triển về lâu về dài và trở thành một trong những mô hình chăn nuôi hot nhất để phát triển kinh tế góp phần xoa dịu nỗi lo thiếu thốn của bà con nông dân. Tuy nhiên để nuôi dê đạt hiệu quả thì bà con nông dân nên chú ý một số điểm sau khi nuôi dê.

Nội dung chính

Về tập tính cơ bản của dê:           

nuôi dê
tập tính của dê

  Dê là loài động vật nhai lại nên chúng có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh và nhiều chất xơ. Với bản tính sạch sẽ khi thức ăn bị dính bẩn, bùn đất, rơi vãi thì dê thường để lại không ăn.

  Dê là loài vật có tính ưa chạy nhảy và hiếu động, thường sống tập trung thành từng đàn; khi chăn thả chúng thích ngủ nghỉ trên những mô đất hoặc trên những tảng đá phẳng cao. Hiểu được những tập tính cơ bản vốn có này của loài dê sẽ giúp cho các hộ chăn nuôi có những giải pháp hợp lý về phương thức, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp và thuận lợi nhất trong quá trình phát triển đàn dê.

Chọn giống dê:

Trong bất cứ ngành nghề nào kinh nghiệm cũng là điều tất yếu trước khi bắt tay vào làm, nghề nuôi dê cũng như các loài vật khác để phát triển bền vững và lâu dài thì trước hết phải chọn được giống dê đạt chuẩn.

  Nên chọn những con dê có chân cao, bụng gọn để chúng có thể dễ dàng leo trèo, tự kiếm ăn. Dê đực thường phải có dịch hoàn to và đều, không bị sa xuống và cũng không sưng to.

-Giống dê cái: 

nuôi dê
ngoại hình dê đực chọn làm giống

    Dê cái phải có 2 vú to, mềm và dài mới nhiều sữa, mông to, rộng để dễ sinh đẻ đặc biệt nên chọn dê cái khoảng từ 6 – 10 tháng tuổi, không nên chọn trên 2 năm tuổi. 

-Giống dê cái: 

  Dê cái phải có 2 vú to, mềm và dài mới nhiều sữa, mông to, rộng để dễ sinh đẻ đặc biệt nên chọn dê cái khoảng từ 6 – 10 tháng tuổi, không nên chọn trên 2 năm tuổi. 

nuôi dê
ngoại hình được chọn làm giống của dê cái

  Có rất nhiều giống dê, người chăn nuôi tùy thuộc vào điều kiện đầu tư, phương thức, kỹ thuật nuôi và thị trường tiêu thụ để lựa chọn giống cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài giống dê Cỏ, dê Bách Thảo là giống được nuôi khá phổ biến tại các nông hộ thì còn có các giống dê được nhập từ các nước về như: (dê Beetal, dê Saanen, dê Alpine, dê Boer) để lai tạo với dê cái Bách Thảo hoặc nền (Bách Thảo x Cỏ) đều cho kết quả sản xuất tốt.

Về chuồng nuôi dê

nuôi dê
mô hình chuồng nuôi dê

  -Dê là loài động vật ưa sạch sẽ, không thích độ ẩm cao, ở điều kiện bình thường khi nghỉ ngơi dê thường tìm chỗ cao ráo để nằm. Do vậy khi làm chuồng trại nuôi dê bà con cần đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng, ẩm ướt. Chuồng dê phải tránh mưa hắt, gió lùa, và ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào dê.               

                                          

 -Khuyến khích mọi người làm chuồng dê ở nơi cao ráo, dễ thoát nước và tốt nhất là nơi có bóng cây. Nguyên vật liệu làm chuồng có thể làm bằng gỗ, thép hay tận dụng tre nứa. Sàn chuồng chính là nơi sinh hoạt chính hàng ngày của dê nên bà con cần phải sử dụng các vật liệu cứng bền như gỗ và làm sàn cao hơn mặt đất khoảng 40 – 60cm.

  Các thanh lót chuồng phải được làm đều nhẵn và thẳng, có khe hở chỉ rộng khoảng 1,2 – 1,5cm bảo đảm cho phân và nước thải dê lọt xuống, không nên làm khe hở quá rộng vì sẽ làm cho dê bị kẹt chân.Vách ngăn được làm ra với mục đích cố định vị trí của dê, vật liệu làm vách ngăn cũng giống như vật liệu làm sàn như gỗ, tre…

  Kích thước giữa các thanh vách cách nhau từ 8 – 15cm, có độ cao từ mặt sàn lên 1,2 – 1,5m. Ngăn nuôi dê đực cần làm chắc chắn hơn so với dê cái. Chuồng sàn chia ngăn cửa không cần làm rộng quá mà chỉ cần đủ để cho dê đi ra, đi vào dễ dàng với khoảng cách 35 – 40cm, chiều cao khoảng 1m, cửa chuồng nên làm chắc chắn và dễ thao tác.

  Bà con có thể làm mái lợp chuồng dựa theo điều kiện khu vực địa hình hoặc quy mô đàn dê, chuồng có thể lợp 1 mái hoặc 2 mái, mái ngắn hoặc mái dài tùy theo quy mô chuồng trại nhưng phải đảm bảo che chắn tốt cho đàn dê.

  Nền đất phía dưới sàn chuồng bà con nên làm cao hơn bề mặt tự nhiên khoảng 0,3m, nền đất nên được nện chặt hoặc có điều kiện kinh tế bà con có thể làm nền bằng xi măng hoặc lót gạch.Đối với máng thức ăn thô bà con nên treo bên ngoài vách ngăn với chiều cao vừa tầm cho từng loại dê khoảng 35 – 50cm và có chỗ đủ cho dê có thể đưa đầu ra ngoài dễ dàng.

  Kích thước máng đáy khoảng 20 – 30cm, thành bên ngoài khoảng 30 – 40cm, thành bên trong khoảng 20 – 30cm và chiều dài tùy thuộc vào từng kiểu chuồng mà bà con xây dựng. Đối với máng thức ăn tinh bà con nên dùng gỗ ván hoặc xô chậu nhưng phải thật chắc chắn để dê không phá phách được.

  Máng uống bà con có thể sử dụng xô, chậu gắn chặt vào vách chuồng để cung cấp nước uống cho dê hoặc bà con có thể đựng nước trong một cái lu lớn để ở ngoài sân chơi cho dê uống khi vận động. 

Chăm sóc nuôi dưỡng:

  Để cho đàn dê sinh trưởng và phát triển tốt người chăn nuôi cần có kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn.

-Nuôi dê con sau khi đẻ

  -Với dê con sau khi đẻ cần phải được lau khô mình, cắt rốn, sát trùng cuống rốn và đưa vào nằm ở ổ lót rơm rạ cho khô ấm bên cạnh mẹ. Sau khi đẻ 20 -30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay, bởi trong sữa đầu có nhiều dinh dưỡng nhất là có kháng thể giúp dê con mau lớn và phòng tránh được bệnh tật.

  Tập cho dê ăn cỏ, lá non lúc 2 tuần tuổi và thức ăn tinh lúc 4 tuần tuổi. Trong 2 tháng đầu nên nuôi nhốt tại chuồng và bổ sung thêm thức ăn tinh từ 30 – 35 gam/con/ngày (dê từ 28 – 45 ngày); 50 – 100 gam/con/ngày (dê 46 – 90 ngày).

  Thường xuyên quét dọn chuồng trại đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch sẽ, nếu thời tiết quá lạnh phải sưởi ấm cho dê con. Từ tháng thứ 3 trở đi dê con đã ăn được nhiều cỏ lá, những ngày thời tiết nắng ấm có thể chăn thả theo đàn ở bãi chăn gần. 

-Nuôi dê hậu bị

 -Đối với dê hậu bị cần chọn lọc những dê cái sinh trưởng phát triển tốt, có ngoại hình đẹp sau cai sữa chuyển sang nuôi theo khẩu phần quy định để dê sinh trưởng phát triển hợp lý, cho ăn đầy đủ thức ăn thô xanh (2 – 5 kg/con/ngày); thức ăn tinh (0,1 – 0,5 kg/con/ngày). Cung cấp đủ nước sạch cho dê, tạo điều kiện cho dê có chỗ để vận động từ 3 – 4 giờ/ngày. 

-Nuôi dê cái

 -Đối với dê cái mang không nên chăn thả quá xa chuồng và dồn đuổi dê; cho ăn đủ khẩu phần gồm thức ăn thô xanh bằng 12 – 13%; thức ăn tinh 1 – 1,2%; thức ăn củ quả 1% (tính theo trọng lượng cơ thể).

  Dê sắp đẻ nên nhốt riêng từng con ở chuồng đã được vệ sinh tiêu độc, đảm bảo chuồng khô sạch và yên tĩnh; cần theo dõi để nhận biết các biểu hiện sắp đẻ và làm tốt công tác đỡ đẻ cho dê.

  Thường mỗi lứa dê đẻ từ 1 – 3 con, sau khi đẻ xong cho dê mẹ uống nước ấm có pha muối 0,5%, hằng ngày cho dê mẹ ăn thức ăn thô, xanh non và thức ăn tinh chất lượng tốt, lưu ý không nên cho dê mẹ ăn quá nhiều thức ăn tinh và củ quả để tránh dê bị chướng bụng đầy hơi.

 Phòng bệnh cho đàn dê

  Đây là công việc hết sức quan trọng trong quá trình chăn nuôi, người nuôi dê cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh thú y phòng bệnh cho đàn dê nhằm giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây ra. Chuồng trại phải luôn được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ định kỳ 1 tháng 2 lần dùng vôi bột, thuốc sát trùng tiêu độc khử trùng.

Tẩy giun sán định kỳ cho dê 7 – 9 tháng 1 lần, tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm thường xảy ra như: tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử, đậu dê, lở mồm long móng.

  Ngoài ra dê còn có khả năng tự chịu đựng và dấu bệnh tốt nên người chăn nuôi hàng ngày cần quan sát và theo dõi kỹ các hoạt động của đàn dê nhà mình, kịp thời phát hiện những con có biểu hiện sức khỏe kém, mắc bệnh để có chế độ chăm sóc và điều trị hợp lý nhằm hạn chế tối đa rủi ro do dịch bệnh gây ra.

  Chăn nuôi dê là một lựa chọn vừa có tiềm năng giúp cho các hộ nông dân nâng cao thu nhập,vừa khó khăn trong việc chăn nuôi đàn dê đạt hiệu quả. Vì vậy mà bên cạnh những kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất thì người nuôi dê  cũng cần áp dụng tuần tự các quy trình kỹ thuật và lưu ý một số chi tiết trong quá trình chăn nuôi để phát triển đàn dê bền vững và cho đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm: https://agri.vn/ruoi-linh-den-loai-con-trung-co-loi-hay-co-hai/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây