Những yếu tố quan trọng cần có trong đất hữu cơ

0
1654
đất hữu cơ
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Đất trồng và thổ nhưỡng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng và năng suất của cây. Nhất là trong canh tác hữu cơ, vấn đề đất trồng và thỗ nhưỡng được đặt lên hàng đầu. Vì thế, khi canh tác theo hữu cơ thì đất trồng cần phải đạt những yếu tố nhất định đề ra. Vậy những yếu tố quan trọng cần có trong đất hữu cơ là gì? Cùng Agri tìm hiểu nhé!

Đất hữu cơ

Nội dung chính

Những yếu tố quan trọng cần có trong đất hữu cơ để canh tác

Dù canh tác theo phương pháp truyền thống (sử dụng đất) hay phương pháp hiện đại (không dùng đất) thì vấn đề đất trồng hay giá thể giàu dinh dưỡng, sạch bệnh luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên. Bởi vì đây là nơi mà cây trồng lấy nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Những yếu tố quan trọng cần có trong đất hữu cơ bao gồm:

1/ Đất hữu cơ không bị ảnh hưởng bởi các nguồn chất thải độc hại

Vùng đất được chọn để bắt đầu hoặc chuyển đổi sang canh tác hữu cơ  hay khu vực sản xuất đất hữu cơ cần cách xa hay cách ly với các nguồn ô nhiễm như: nhà máy, khu công nghiệp nguồn nước thải của khu dân cư, chất thải từ nhà máy, xí nghiệp, cách xa các bệnh viện, bãi rác, công trường xây dựng, trực đường giao thông chính… để tránh nhiễm bẩn không khí, nguồn nước và vi sinh vật có hại từ các nguồn ô nhiễm này.

2/ Gần nguồn nước sạch, có nhiều ánh sáng mặt trời

Nơi canh tác phải thông thoáng và nhận được nhiều ánh sáng mặt trời để cây không bị thiếu nắng, phát triển còi cọc. Đồng thời nơi được chọn nên gần nguồn nước sạch để đảm bảo luôn đủ nước tưới tiêu cho canh tác

3/ Khả năng thoát nước

Một vùng đất tốt để canh tác là vùng đất có khả năng thoát nước và giữ nước ở mức phù hợp. Đất có khả năng giữ nước kém, giữ ẩm kém làm cho đất dễ bị khô cằn làm nước bốc hơi nhanh và thất thoát nhiều. Dẫn đến tình trạng cung cấp nhiều nước nhưng cây không kịp hấp thụ.

Nếu đất có khả năng giữ nước cao, dễ gây tình trạng úng rễ và cơ cấu đất kém dẫn đến tình trạng bị lèn đất, đất bị vón cục. Do đó, các chất dinh dưỡng khó phân gian, cây hấp thụ kém..

4/ Dinh dưỡng trồng trọt

Đất trồng cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố về thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng như (16 nguyên tố) : C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Zn,…. Đây đều là những chất tham gia vào thành phần cấu tạo các chất hữu cơ chủ yếu trong cây, hoặc xúc tác cần thiết cho sự tổng hợp vật chất và các quá trình sinh lý trong cây.

Ngoài ra, đất tốt còn có tỉ lệ mùn và chất hữu cơ trong đất cao, vi sinh vật tự nhiên trong đất đa dạng để giúp cây trồng chuyển hóa các chất một cách hiệu quả. Đặc biệt, không sử dụng phân hóa học, chất kích thích tăng trưởng và thuốc trừ sâu trộn lẫn vào đất. Phân hữu cơ động vật trộn trong đất phải được ủ nóng trước khi đưa vào sử dụng.

Nếu nguồn đất chưa thực sự đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, nên tiến hành cải tạo, chuyển đổi bằng các biện pháp tự nhiên như: trồng cây che phủ, trồng các cây họ đậu, bổ sung phân bón hữu cơ,… Thời gian cải tạo đất sẽ phụ thuộc vào chất lượng đất hiện tại.

5/ Áp dụng các biện pháp cải tạo đất hiệu quả

Trước khi canh tác, đất trồng cần được làm đất sao cho đất tơi xốp, độ thoáng khí cao, thoát nước tốt, tránh thì trạng đất bị bí chặt. Có thể áp dụng các biện pháp như: lên luống, cày xới, xen canh, luân canh,…

6/ Tạo vùng đệm để cách ly đất hữu cơ và vùng canh tác khác

Trong canh tác hữu cơ, cần đảm bảo cách l vùng đất trồng y với các vùng canh tác khác để đảm bảo độ an toàn về thành phần trong đất, nước, không khí. Phương pháp thường áp dụng là tạo vùng đệm cách ly, vùng này có thể áp dụng trồng cỏ, hoa, các loại cây trồng phụ để tăng thêm thu nhập hoặc phòng tránh côn trùng gây hại

7/ Hạn chế ảnh hưởng có gió đến cây trồng

Nếu khu vực nhiều gió cần có hàng rào hoặc tường và có thể sử dụng nhà lưới để đảm bảo cây trồng không bị ảnh hưởng. Có thể sử dụng các hàng rào chắn sinh học bằng các loại cây cao hơn cây trồng canh tác để tránh các bệnh lây lan qua gió cũng như sự di chuyển của côn trùng. Sử dụng nhà lưới là cách để bảo vệ cây trồng tốt nhất.

Đất hữu cơ
Đất canh tác hữu cơ

8/ Đất không bị ô nhiễm bởi phân thuốc hóa học và kim loại nặng

Không phải đất nào cũng trồng được các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, do đất trồng trọt trong quá trình canh tác đã bón nhiều loại phân hóa học, các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ,… Lâu ngày các tồn dư của các chất này tích lũy trong đất, theo thời gian càng tăng lên thì đất đai từ đó cũng bị bạc màu và thiếu dinh dưỡng trầm trọng.

Do đó, khi nguồn đất đã bị nhiễm quá nhiều các nguyên tố hóa học sẽ dẫn đến đất bị chua, không còn độ tơi xốp, khả năng thấm nước và giữ nước cũng kém đi. Chưa kể số lượng vi sinh vật trong đất cũng dần suy giảm, đất thiếu độ mùn, trở thành đất trơ, nên không thể canh tác được nữa.

Đồng thời, việc tồn dư các chất hóa học trong đất có khả năng làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá đất trước khi canh tác hữu cơ.

Muốn chuyển sang canh tác hữu cơ cần có thời gian “chuyển đổi” đất theo tiêu chuẩn nhất định, vì vậy cần phải quy hoạch thành vùng đất chuyên cho các loại cây trồng để sản xuất hữu cơ.

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ có rất nhiều yếu tố, nhưng đất chính là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, đóng góp vào thành công của một vùng hay những cây trồng chính trong sản xuất hữu cơ. Tóm lại, muốn sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bạn hãy bắt đầu ngay từ việc chăm sóc đất.

Đất hữu cơ đóng bao bán trên thị trường

Đối với đất hữu cơ đóng bao trên thị trường cũng cần đạt các yếu cầu tương tự như đất hữu cơ canh tác:

  •  Không sử dụng phân hóa học, chất kích thích tăng trưởng và thuốc trừ sâu trộn lẫn vào đất.
  •  Phân động vật trộn trong đất phải được ủ nóng trước khi đưa vào sử dụng.
  • Rác thải đô thị không được dùng làm nguyên liệu sản xuất đất hữu cơ.
  • Túi và vật đựng đất hữu cơ phải đạt tiêu chuẩn hữu cơ mới có thể sử dụng được.
  • Đất hữu cơ phải loại bỏ hoàn toàn kim loại nặng, chất hóa học tồn đọng và những sản phẩm có chứa chất biến đổi gen trong đất trước khi đưa vào sử dụng.

Hiện nay có nhiều sản phẩm gắn mác đất sạch hữu cơ, tuy nhiên chất lượng chưa được kiểm định. Khi sử dụng rất dễ bị tình trạng vón cục sau một thời gian, do đó, nên trộn thêm tro rấu hay đá trân châu để tăng thêm độ tơi xốp, thoát nước và thoáng khí cho đất

Sau thời gian ủ từ xơ dừa và các nguyên liệu cần thiết, đất phải được kiểm tra với nhiều bước nghiêm ngặt để loại bỏ kim loại nặng, thành phần còn lại của hóa chất hay các tạp chất khác thì mới được gọi là đất hữu cơ.

(6 công thức hỗn hợp đất trồng tự làm cho khu vườn tại nhà)

Như vậy có thể thấy, khi sử dụng đất hữu cơ chất lượng cao và tuân thủ nguyên tắc về nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn hữu cơ, bạn sẽ không phải lo lắng về độ an toàn của thực phẩm, nông sản sau khi thu hoạch, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Nguồn: sfarm.vn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây