Nuôi ngựa làm giàu, nông dân mã đáo thành công

0
2546
nghề nuôi ngựa
Nuôi ngựa làm giàu thành công
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Con ngựa không quá xa lạ với chúng ta, gắn liền với tuổi thơ bởi hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa về trời. Ngày nay người ta nuôi ngựa để làm phương tiện di chuyển, phục vụ thể thao giải trí, thậm chí còn nuôi ngựa thương phẩm để bán. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nghề nuôi ngựa ở nước ta nhé.

Nội dung chính

Ngựa – biểu tượng của sự mạnh mẽ bất kham

ngựa là biểu tượng của sự mạnh mẽ
Con ngựa

Ngựa đã xuất hiện từ lâu đời và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người. Từ lâu, ngựa đã đại diện cho sự kiên nhẫn, bền bỉ và mạnh mẽ, là sức mạnh tinh thần của con người. Cha ông ta có câu “mã đáo thành công” tức là làm ăn phát đạt, vì vậy con ngựa còn là đại diện cho công việc suôn sẻ, làm ăn gặp nhiều may mắn.

Nuôi ngựa cũng là một hướng đi làm giàu

Nuôi ngựa vừa có thể bán thịt, tham gia hoạt động thể thao giải trí, làm phương tiện di chuyển, với nhiều công dụng như vậy nên nhiều người đã nuôi ngựa với mong muốn ổn định kinh tế, hướng đến làm giàu. Một con ngựa thương phẩm nuôi lớn có thể bán với giá từ 20 triệu trở lên, ngựa bạch có thể bán giá hơn 50 triệu.

Nghề nuôi ngựa xuất hiện nhiều ở các dân tộc, nuôi nhiều nhất là ngựa bạch, được coi là hướng đi làm giàu của người nông dân mà không cần nuôi các vật nuôi truyền thống. Được nuôi nhiều vì ngựa bạch có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, có giá trị về mặt y học, dùng làm nấu cao, giò ngựa bạch được nhiều nhà hàng khách sạn thu mua với giá hơn 300 ngàn/kg.

Ở nhiều nơi còn có thú vui đua ngựa, nên nghề nuôi ngựa đua cũng khá có lãi và nhiều người theo đuổi. Thế nhưng những năm gần đây nghề nuôi ngựa đua gặp nhiều khó khăn vì giờ đây chẳng mấy ai còn có thú vui ấy nữa, đua ngựa đã không còn là sở thích thời thượng. Vì vậy hiên nay nông dân thường nuôi ngựa thịt để bán, hoặc nuôi ngựa bạch để nấu cao, bán thịt kiếm lời.

Công phu nuôi ngựa làm giàu

Nuôi ngựa cần niềm đam mê, yêu thích mãnh liệt. Chỉ vậy thôi chưa đủ, để nuôi ngựa tốt cũng cần những kỹ thuật, phương phát đúng đắn. Hãy theo chân agri.vn tìm hiểu ngay nhé.

Chọn giống

Giống ngựa phải được chọn lựa kỹ càng và công phu. Nuôi ngựa thịt thì chọn những con mắt sáng, mặt béo, bờm dày, khỏe mạnh. Nếu nuôi ngựa phục vụ giải trí để đua thì chọn những con chạy nhanh, thân hình cao ráo thon gọn, săn chắc, ngực nở, lông không nhiều màu sắc và mượt. Phải chọn bố mẹ khỏe mạnh, có khả năng sinh sản tốt, làm việc khỏe.

Nếu chọn ngựa để phục vụ việc đua ngựa thì cũng phải làm giấy khai sinh cho nó, tránh trùng tên vì nếu trùng thì phải làm lại giấy khai sinh.

Kỹ thuật nuôi ngựa

Có 2 cách nuôi ngựa phổ biến là nuôi ngựa chăn thả và nuôi ngựa bán chăn thả. Tùy theo điều kiện để chọn phương thức nuôi một cách hợp lý nhất.

Làm chuồng trại nuôi ngựa

cách làm chuồng
Chuồng ngựa

Mái chuồng: Chuồng ngựa phải có 2 mái để tạo sự thoáng mát và tránh mưa gió. Được làm từ xi măng hoặc có thể lợp bằng cọ.

Vật liệu làm chuồng: Có thể tận dụng gỗ, tre, nứa hoặc lót chuồng bằng gạch. Chuồng nuôi ngựa phải thiết kế có cửa sổ tạo sự thông thoáng. Cửa sổ cách nền từ 1,5 – 1,8m. Phải có độ dốc nhất định (khoảng 1 – 2%) so với rãnh thoát nước.

Mỗi chuồng cần bố trí thêm từ 2 đến 3 toang để dễ dàng quản lý chăm sóc. Máng ăn, máng uống cao khoảng 1m. Nuôi ngựa sinh sản cần bố trí thêm các phên nhỏ tránh ngựa con chạy ra ngoài.

Cần bố trí hệ thống làm mát, làm lạnh cho ngựa vào những ngày nắng nóng. Xây thêm sân ngựa bên cạnh chuồng để ngựa có thể thường xuyên vận động.

Chăm sóc khi nuôi ngựa

Thức ăn, nước uống
ngựa ăn như thế nào
Cho ngựa ăn

Ngựa là loài dễ nuôi vì chúng thường ăn tạp. Có thể ăn rau, củ, quả, cỏ, thóc, cám gạo, ngô…nhưng phải đảm bảo vệ sinh. Nếu ăn phải thức ăn ôi thiu hay nước bẩn thì dễ bệnh chết nên bà con cần phải chú ý. Thông thường ngựa được thả ngoài bãi có thể kiếm ăn được, khi về chuồng vẫn phải bổ sung thêm thức ăn thô và thức ăn tinh cho chúng.

Cho ngựa ăn 2 lần sáng và tối, vào mùa đông thức ăn tươi có hạn thì có thể cho ngựa ăn rơm khô. Tuy ngựa có tập tính ăn tạp nhưng vẫn có 1 số loại thức ăn ngựa không ăn được, thậm chí có thể ngộ độc chết, đó là:

  • Mao lương hoa vàng
  • Cây lanh
  • Mao địa hoàng
  • Thủy tùng, cỏ lưỡi chó
  • Quả đầu
  • Cây ớt mả
  • Cây sồi
  • Cây trúc đào
  • Dương xỉ diều hâu
  • Cây khoai tây
  • Cây thủy lạp
  • Cây đỗ nguyên
  • Cây lúa miến
  • Cây cỏ ban
  • Laburnum
  • Cây độc cần
  • Cây mộc tặc
  • Cây nguyệt quế

Đối với ngựa sinh sản, sau khi đẻ ta cho ngựa mẹ uống nước ấm pha muối hoặc nước ấm pha cám. 1 tuần sau khi đẻ cu g cấp cháo gạo để hồi sức. Ưu tiên cho ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa. Để ngựa mẹ có nhiều sữa cho con bú, trước khi đẻ nên cho ăn các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Ngựa con bắt đầu tập cho ăn cám tổng hợp, cỏ non khi được 3 tháng tuổi. 3 tháng tiếp theo có thể cho ăn thức ăn thô và thức ăn tinh với liều lượng 15 – 20% thức ăn thô, 1kg thức ăn tinh.

Công tác chăm sóc khi nuôi ngựa

Chăm sóc ngựa khá phức tạp. Ngựa ở rất sạch, chỉ cần ra nhiều mồ hôi ngựa sẽ rất dễ mệt mỏi. Ăn phải thức ăn ôi thiu dễ bị đau bụng. Vì vậy phải thường xuyên tắm táp cho ngựa. Vào mùa hè nên tắm thường xuyên, mùa đông chỉ cần chải lông cho ngựa.

Ngựa là loài vật có linh tính, nếu thường xuyên chăm sóc chúng thì chúng sẽ thân thiết và tình cảm với con người hơn. Đặc biệt khi nuôi ngựa đua, với đối xử tốt, gắn chặt tình cảm với chúng nhiều hơn. Ngựa thích vuốt lông mau, để gần gũi với ngựa hơn thì nên thường xuyên vuốt chải lông mao cho chúng.

Trong quá trình nuôi ngựa cần cắt bờm, đuôi ngựa để tránh bị bẩn.

Phòng bệnh

Để phòng bệnh cho ngựa cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại bằng cách quét vôi 2 lần/năm, phun sát trùng crizin 2% 1 năm 3 lần. Nếu thực hiện tốt công tác phòng bệnh thì ngựa sẽ sống khỏe, đem lại năng suất tốt.

Các bệnh thường gặp ở ngựa là: áp xe, ký sinh trùng máu, ký sinh trùng đường tiêu hóa. Vì vậy cần phải có kiến thức, kỹ năng để chăm sóc phòng bệnh cho ngựa tốt nhất. Khi bị áp xe cần tắm táp sạch sẽ cho ngựa. Bị ký sinh trùng đường máu thì dùng Azidin 7% tiêm 1 lần/năm. Bị ký sinh trùng đường tiêu hóa thì tiêm Levamixon 7% hoặc Hemectin.

nuôi ngựa để làm giàu
Nắm vững kỹ thuật để nuôi thành công

Ta vừa tìm hiểu về nuôi ngựa và kỹ thuật nuôi ngựa, mong sẽ cung cấp được một số kiến thức cho bà con hiểu hơn về công việc nuôi ngựa. Nuôi ngựa không dễ cũng không khó, cần có đam mê nhẫn nại cùng kỹ thuật, hướng đi đúng đắn thì mới thành công.

Tham khảo thêm: Nuôi bò 3B

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây