Phân bón NPK và những thông tin hữu ích giành cho bạn

0
3709
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Phân bón được chia thành 2 loại chính là phân hữu cơ chứa dinh dưỡng từ hợp chất hữu cơ và phân vô cơ hay còn gọi là phân hóa học. Mỗi loại có những ưu điểm riêng, nhưng không phải tự dưng mà phân bón NPK lại được nhiều nông dân quan tâm đến vậy. Thực tế, chỉ cần hiểu đúng bản chất và sử dụng đúng lượng, đúng lúc, loại phân này mang đến hiệu quả rất cao trong trồng trọt. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin xoay quanh phân bón NPK, đừng bỏ lỡ nhé.

Bạn đã biết những gì về phân bón NPK?
Bạn đã biết những gì về phân bón NPK?  
  1. Nội dung chính

    Phân bón NPK là gì?

Phân bón NPK là một loại phân bón vô cơ hay còn gọi là phân bón hóa học được sử dụng rất rộng rãi.

Thuộc dạng phân hỗn hợp nên phân bón NPK chứa ít nhất 2 trong 3 nguyên tố hóa học chính là N, P hoặc K trở lên. Bên cạnh đó, phân bón NPK có thể có mặt thêm một số nguyên tố trung và vi lượng khác như canxi, magie, lưu huỳnh, kẽm, đồng.

Trong đó: N là ký hiệu của nguyên tố đạm, P là lân và K là kali, cả 3 nguyên tố dinh dưỡng này đều cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của mỗi cây trồng.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên bao bì của mỗi loại phân bón NPK đều sẽ có các tỷ lệ N, P, K khác nhau nối bằng dấu gạch ngang. Đây chính là con số biểu thị hàm lượng đạm tính theo % Nito, lân tính theo % P2O5 và kali tính theo % K2O.

Mỗi loại đất cần cải tạo và cây trồng sẽ phù hợp với tỷ lệ % khác nhau nên người mua cần chú trọng chọn loại phân bón NPK cho hợp lý.

Mỗi loại phân bón NPK có tỷ lệ N (% Nito) – P (%P2O5) – K (%K2O) khác nhau
Mỗi loại phân bón NPK có tỷ lệ N (% Nito) – P (%P2O5) – K (%K2O) khác nhau
  1. Phân loại phân bón NPK trên thị trường

Phân bón NPK được phân ra thành 2 loại chính đều được sử dụng rất rộng rãi trong nông nghiệp trồng trọt là:

  • Phân bón NPK trộn: là loại phân sản xuất bằng cách trộn lẫn các nguyên liệu N, P và K với nhau
  • Phân bón NPK phức hợp: là loại phân sản xuất theo cách điều chế từ tác dụng hóa học của các nguyên liệu N, P và K

Trên thị trường, dựa vào dạng hạt người ta chia ra thành 3 loại phân bón NPK được kinh doanh nhiều nhất là:

  • Phân bón NPK 1 hạt: nguyên liệu chính là SA, DAP, kali và ure nghiền mịn rồi trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ thích hợp
  • Phân bón NPK 3 màu: nguyên liệu chính là đạm dạng ure hạt đục, lân là DAP và kali là KCL trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ cho sẵn, giá thành rẻ nhưng dễ hút ẩm, đóng tảng nên không để được lâu
  • Phân bón NPK phức hợp: nguyên liệu là axit nitric và axit photphoric phân giải quặng photphat, chứa hàm lượng lân cao, tan nhanh trong nước vừa cải tạo được đất xấu, cung cấp dinh dưỡng và giúp cây chống sâu bệnh
Phân bón NPK có thể dùng bón trực tiếp hay pha nước phun tưới đều được
Phân bón NPK có thể dùng bón trực tiếp hay pha nước phun tưới đều được
  1. Cách sử dụng phân bón NPK giúp đạt hiệu quả cao

Với các thành phần nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, phân bón NPK mang đến rất nhiều tác dụng:

  • Cải tạo, tăng độ phì nhiêu của đất
  • Bổ sung dinh dưỡng cần thiết, kích thích cây trồng phát triển, nhanh ra hoa, kết trái
  • Tăng đề kháng, giúp cây trồng chống lại sâu bệnh
  • Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng

Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả, bà con nông dân cũng cần biết cách sử dụng phân bón NPK trong trồng trọt sao cho hợp lý. Dưới đây là một số cách sử dụng phân bón NPK thường được áp dụng:

Bón lót cải tạo đất trồng

Trước khi trồng cây khoảng 1 tuần đến 10 người ta thường tiến hành canh tác đất trồng vừa để cải tạo đất xấu vừa giúp đất tăng độ phì nhiêu.

Đầu tiên người ta sẽ dùng vôi bột rắc trên đất để khử mặn, chua với lượng chuẩn là khoảng 15kg vôi bột cho một xào đất, sau đó làm sạch vườn. Tiếp đến dùng phân bón NPK với lượng 25 – 30kg cho mỗi xào đất để bón lót tăng dinh dưỡng cho đất.

Khi bón lót, người ta thường cho phân bón xuống phía sâu các lớp đất rồi vùi đất lại, canh tác bình thường.

Tưới NPK cho cây trồng

Phương pháp này, người ta thường hòa tan phân bón NPK với nước theo đúng tỷ lệ phù hợp có ghi rõ trên từng loại phân bón. Sau đó dùng vòi dạng nhiều lỗ nhỏ để tưới đều lên cây trồng kích thích ra lá, hoa, trái và chống sâu bệnh.

Để đảm bảo hiệu quả, nên tưới vào buổi chiều sau khi đã tắt nắng để tránh tình trạng cháy lá, làm cây chậm sinh trưởng hoặc chết cây.

Khi dùng phân bón NPK dạng bón lót hay tưới đều phải mang đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân.

Phân bón Đầu Trâu NPK đang là một trong những thương hiệu được bà con tin dùng
Phân bón Đầu Trâu NPK đang là một trong những thương hiệu được bà con tin dùng

Ngoài ra, nên chọn mua phân bón NPK từ các nhà sản xuất có chất lượng và uy tín hàng đầu nước ta để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất. Chúc mùa màng nhà bạn luôn bội thu khi đồng hành cùng phân bón NPK!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây