Tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi

0
2970
tái đàn lợn
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Dịch tả lợn châu Phi hiện chưa có thuốc và vắc xin phòng bệnh và có nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh rất cao. Đến nay đã có rất nhiều địa phương đã khống chế thành công dịch bệnh. Và đây cũng chính là lúc  các địa phương tăng cường tái đàn lợn, tăng thêm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, việc tái đàn cần có những biện pháp tuần tự để kiểm soát và bảo đảm an toàn sinh học.

Nội dung chính

Tài đàn lợn sau Dịch tả lợn châu Phi

Sau khi khống chế được Dịch tả lợn châu Phi, các tỉnh đang thực hiện tái đàn một cách tích cực và được hỗ trợ tối đa từ chính quyền địa phương.

Thực hiện tái đàn lợn tại Bình Định

Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, ông Đào Văn Hùng, công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc tiếp tục được ngành chức năng kiểm soát chặt chẽ nên dịch bệnh không phát sinh trên địa bàn. Đây là cơ sở để Bình Định thực hiện quyết tâm khôi phục và phát triển đàn heo, tăng giá trị ngành chăn nuôi. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh đạt 1,2 triệu con.

Để đạt mục tiêu nêu trên, tỉnh chi ngân sách 75 tỷ đồng ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, cộng với 75 tỷ đồng của ngân hàng này cân đối để cho các hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi heo vay vốn đầu tư mua con giống, thức ăn, thuốc thú y và mở rộng chuồng trại để tái đàn heo.

Tái đàn lợn tại Nam Định đạt trên 600 nghìn con

Sau nhiều tháng triển khai các biện pháp tái đàn, đến nay đàn lợn của tỉnh Nam Định đã đạt 600 nghìn con. Theo Sở NN-PTNT Nam Định, mặc dù dịch tả lợn Châu Phi đã được khống chế nhưng chăn nuôi lợn 6 tháng đầu năm còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong việc tái đàn do nguồn giống khan hiếm, giá con giống cao.

Đàn lợn 6 tháng đầu năm ước đạt 632,3 nghìn con, tăng 20,4% (tăng 107,1 nghìn con); sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 79,2 ngàn tấn, tăng 0,6% (tăng 499 tấn).

Tái đàn lợn tại tỉnh Gia Lai

Số liệu từ Chi cục Chăn nuôi- Thú y tỉnh Gia Lai cho biết: Trước khi bùng phát dịch tả lợn châu Phi, toàn tỉnh có 440- 460 ngàn con lợn. Trong đợt dịch, có khoảng 30 ngàn con bị chết. Số liệu tính đến ngày 31/12/2019, toàn tỉnh còn 390 ngàn con lợn.

Sau dịch, ngành NN- PTNT tỉnh Gia Lai cùng các địa phương tổ chức tái đàn, hiện đã nâng lên khoảng 409 ngàn con lợn. Tỉnh Gia Lai đã hướng dẫn người chăn nuôi tái đàn lợn hiệu quả, tránh dịch bệnh bùng phát…

Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi- Thú y tỉnh này cho biết, việc tái đàn lợn gặp khó do chủ yếu người dân chăn nuôi nhỏ lẻ, tập trung trong hộ dân, khu vực đông dân cư nên rất khó kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, giá lợn giống tại tỉnh khá cao gây trở ngại cho người nuôi. Hiện một con lợn giống 10 kg có giá dao động từ 3,1- 3,5 triệu đồng.

Khôi phục chăn nuôi và thực hiện tái đàn lợn tại Hà Giang

Nhằm khắc phục thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi, ngành NN-PTNT Hà Giang đã đề ra các chính sách khuyến khích những cơ sở chăn nuôi tái đàn lợn. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi trong năm 2019 và dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tại tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Nhằm định hướng cho ngành chăn nuôi sau dịch bệnh, cơ quan chức năng của Hà Giang cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân về những rủi ro cần phòng, tránh nhất là với các doanh nghiệp, chủ hộ đang có ý định tái đàn lợn.

Tái đàn lợn tại tỉnh Quảng Nam

Trước những chỉ đạo của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Sở NN-PTNT sau đó đã tổ chức Hội nghị với sự tham gia của lãnh đạo UBND các huyện, các phòng NN-PTNT để bàn các giải pháp thực hiện việc tái đàn đảm bảo an toàn. Theo đó, Sở NN-PTNT yêu cầu các huyện báo cáo thực trạng chăn nuôi, những hộ dân nào muốn tái đàn thì phải báo cáo đủ điều kiện an toàn.

Do chưa có các chính sách, cơ chế hỗ trợ từ tỉnh, huyện, những hộ muốn tái đàn đều tự bỏ tiền ra đầu tư mua giống, cải tạo trang trại. Cùng với đó, giá lợn giống vẫn đang ở mức cao nên chi phí đầu tư tái đàn tương đối lớn, đây là một trong những khó khăn cho các hộ chăn nuôi.

Tái đàn tại tỉnh Đắk Nông

Việc tái đàn tại tỉnh gặp khó khăn do con giống khan hiếm mặc dù nhiều địa phương trong tỉnh Đắk Nông đã công bố hết dịch tả lợn Châu Phi.

Huyện Cư Jút đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi từ tháng 2/2020 và đã triển khai kế hoạch tái đàn, nhưng hiện nhiều hộ vẫn để trống chuồng.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Cư K’nia, ông  Nguyễn Đức Thịnh, cho biết, hiện trên địa bàn xã có một công ty chăn nuôi lợn quy mô lớn, tuy nhiên nguồn con giống họ chỉ cung cấp cho các công ty hạt nhân trong hệ thống. Đối với các cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi quy mô trang trại có đàn lợn nái nhưng cũng chỉ đảm bảo nguồn giống cho chính trang trại của mình. Do vậy, bà con rất khó khăn trong việc tìm nguồn lợn giống.

tái đàn lợn

Xã Cư K’nia là địa phương có tổng đàn lợn lớn nhất huyện Cư Jút, thế nhưng hiện nay hầu hết các hộ chăn nuôi lợn đều bế tắc trong việc tìm nguồn lợn giống về nuôi.

Sau dịch tả lợn châu Phi, khiến cho cung thấp hơn cầu , giá lợn tăng cao. Vì thế nhiều hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ tại một số địa phương

nóng lòng muốn tái đàn. Tuy nhiên để thực hiện việc tái đàn phải tuân theo các quy định của pháp luật, trong đó có việc đảm bảo thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn sinh học.

Nguồn:https://nongnghiep.vn/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây