Cu gáy là loài chim được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nuôi chim cu gáy đúng kỹ thuật. Chính vì thế, bài viết này chúng tôi sẽ bất mí chi tiết về kỹ thuật nuôi chim cu gáy cho người mới chơi hiểu và áp dụng vào thực tiễn hiệu quả nhất.
Cách chọn giống chim cu gáy
Bí quyết đầu tiên trong cách nuôi chim cu gáy non đó là người chơi phải biết cách chọn giống và nuôi chim từ khi nó còn nhỏ. Chim cu gáy non mới mọc lông ống hoặc còn lông tơ, chưa biết bay. Bạn nên chọn loại chim chưa mọc cườm hoặc cườm mới chỉ bắt đầu mọc để có hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, đây cũng là thời gian chim cần được chăm sóc một cách cẩn thận nhất vì bản tính của loài chim này là nhút nhát, dễ bị hoảng sợ. Việc tách mẹ sẽ khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn.
Tạo lồng nuôi cho chim cu gáy non
Cu gáy là loại chim thích yên tĩnh và khá yếu ớt. Với cách nuôi chim cu gáy non này, bạn nên chọn lồng đơn và chỉ nuôi nhốt một con mỗi lồng. Bạn có thể tạo lồng hoặc mua lồng có kích thước là 16 -16.5 ( 40.6 – 61.9 cm). Ngoài lồng có 2 màng vải để giúp chim bớt sợ hãi, đặc biệt là khi di chuyển. Tuy thế, mặc dù loài chim này là chim bóng tối, chúng lại khá sợ hãi bóng tối bởi khả năng nhìn đêm rất kém, bởi vậy bạn cũng không nên che lồng quá kín hoặc luôn luôn che kín lồng.
Lồng chim nên treo ở chỗ cao, tránh các loài vật như mèo, chó, chuột; nơi treo lồng chim cu gáy phải đảm bảo yên tĩnh, ít người qua lại để chim khỏi bị giật mình.
Bạn có thể tập cho chúng quen thân với bạn từ khi chúng còn nhỏ bằng việc thả một chút ngô, hạt vừng vụn ở cạnh lồng cho chúng ăn. Sau nhiều lần, chúng sẽ quen thuộc hơn với bạn và có cảm giác an toàn, thậm chí sẵn sàng đến gần bạn. Tuy nhiên, tuyệt đối đừng thả chim cu ra khỏi lồng vì khi chúng đã tập vỗ cánh, chỉ sau vài lần là chúng có thể bay vút đi không quay trở lại.
Cách tập cho chim cu gáy non ăn
Một điều bạn cần lưu ý trong cách nuôi chim cu gáy non đó là: chim non lúc đầu chưa biết tự mở miệng, bởi vậy bạn cần phải có cách tập cho chúng biết cách ăn và tạo ra phản xạ sau này.
Đầu tiên, bạn có thể dùng 2 lọ nhựa (kiểu dáng tương tự lọ thuốc nhỏ mắt) sạch hoặc một chiếc bơm tiêm mới (nếu đã qua sử dụng phải rửa thật sạch ống tiêm). Mục đích là để bón thức ăn và nước uống vào miệng của chim cu gáy non.
Về thức ăn, bạn có thể dùng cám chim đặc chủng cho cu gáy hoặc cám cho chim non, pha thêm nước nóng và trộn thành hỗn hợp sền sệt. Để cho cám nguội bớt, chỉ còn hơi ấm một chút thì cho vào lọ hoặc bơm tiêm.
Tiếp đó, nếu chim cu gáy non chưa biết mở miệng, bạn cần dùng tay bóp nhẹ hai bên má để nó mở miệng ra, bóp bơm tiêm hoặc lọ một cách thật nhẹ nhàng để cho chim ăn từng chút một. Tránh làm chim non ăn quá nhiều một lúc, dễ dàng bị sặc. Cách cho chim uống nước cũng tương tự.
Sau vài lần, chim cu gáy non sẽ quen dần và tập thành phản xạ há miệng khi ăn, lúc đó bạn không cần bóp miệng chim nữa. Bạn có thể cho chim ăn thành nhiều bữa nhỏ, một ngày cho ăn khoảng 4 lần, khi sờ diều thấy diều chim hơi căng căng là có thể. Không ép chim ăn quá nhiều hoặc quá nhanh.
Ngoài ra, các bạn có thể tự chế biến cám viên hỗn hợp bằng máy đùn cám hạt cho chim 3A650W nhằm tạo ra loại thức ăn viên đầy đủ dinh dưỡng cho chim. Các thành phần phối trộn tham khảo: Bột cám gạo nếp, bột ngô nếp, bột mai mực, hạt kê, vừng, bột đậu tương, bột đậu xanh, trứng gà, nhộng tằm, bột trùn quế…
Một số lưu ý khác khi nuôi chim cu gáy
Chim cu gáy sợ bóng tối – Cần dùng bóng điện với mức ánh sáng vừa đủ để chúng thấy được xung quanh khi vào đêm.
Chim cu gáy bị khó ngủ khi ánh sáng quá mạnh – nên có một tấm màng trùm lên lồng chim để giảm độ sáng (vẫn đảm bảo sáng đèn).
Chim cu gáy sợ tiếng ồn, sợ người lạ, sợ mèo, chó và chuột – Lồng chim nên treo ở nơi có vị trí cao, khu vực yên tĩnh, không để người lạ đi đến khu vực nuôi chim; đảm bảo chó, mèo, chuột không tới gần được lồng chim.
Chim cu gáy có khả năng chịu lạnh rất kém. Nếu nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, chim có thể sẽ chết. Bạn nên đặt một bóng điện gần lồng trong những ngày trời lạnh.
Cách phòng bệnh cho chim cu gáy
Sức đề kháng của chim cu gáy thường bị giảm mạnh khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa hay thức ăn không đạt yêu cầu. Bởi vậy, việc phòng bệnh cho chim là điều vô cùng cần thiết.
-
Bệnh đau mắt ở chim cu gáy
Đây là căn bệnh thường gặp ở chim cu gáy. Triệu chứng của bệnh là hiện tượng chim hay dụi cánh vào mắt, bạn có thể phát hiện tình trạng này bằng cách trực tiếp thấy hiện tượng hoặc nhìn vào đầu của 2 cánh chim, nếu vị trí đó bị ướt tức là chim hay dùng đầu cánh dụi mắt. Điều này cũng góp phần làm mắt chim bị nhiễm trùng nặng hơn.
Cách điều trị: Bệnh đau mắt ở chim cu gáy có thể được chữa trị bằng phương pháp dân gian như: dầm quả mướp đắng, vắt lấy nước nhỏ vào mắt cho chim bị bệnh mỗi ngày từ 2 – 3 lần/ mỗi lần 3,4 giọt. Tốt nhất, bạn có thể cho thêm mướp đắng vào khẩu phần ăn của chim.
Ngoài ra, bạn cũng có thể điều trị cho chim bằng cách nhỏ vài giọt nước cốt chanh vào mắt của chim bị bệnh liên tục trong vài ngày đến khi khỏi.
-
Bệnh tiêu chảy ở chim cu gáy
Cách điều trị: Nếu thấy chim bị bệnh này, cách tốt nhất là bạn nên đến hiệu thuốc thú y, miêu tả rõ triệu chứng và mua thuốc cho chim uống. Ngoài ra, bệnh này ở chim cu gáy cũng có thể sử dụng thuốc Berberin hay biseptol để chữa trị, liều lượng chỉ 1 nửa viên là đủ, hòa tan vào nước rồi đặt vào lồng cho chim uống. Dùng đến khi chim không còn tiêu chảy hay đi phân xanh.
-
Bệnh hạt đậu
Bệnh hạt đậu là căn bệnh khá thường gặp trong quá trình nuôi chim cu gáy. Dấu hiệu của bệnh là trên cơ thể chim mọc lên những nốt tròn, chứa dịch màu trắng to bằng hạt đậu.
Cách điều trị: Khi phát hiện bệnh hạt đậu ở chim cu gáy, cần lấy dao lam (hơ trên lửa cồn hoặc tiệt trùng kỹ) để rạch nốt đậu và nặn hết phần màu trắng như bã đậu đó ra tới khi chỉ còn máu đen. Tiếp đó, dùng thuốc rifampicin (thuốc con nhộng chữa Lao màu đỏ) rắc vào vết rạch đã nặn hết dịch là được.
Với những chia sẻ trên về cách nuôi chim cu gáy non cũng như một số lưu ý và kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc, hy vọng các bạn đã có được những kiến thức bổ ích và có được những chú chim gáy hay, khỏe mạnh.