Ý nghĩa các ký tự viết tắt thông dụng trên một số loại phân

0
2639
Ý nghĩa các ký tự viết tắt thông dụng trên một số loại phân
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nội dung chính

Ý nghĩa các ký tự viết tắt thông dụng trên một số loại phân

Trên thị trường ngày nay, ngày càng có vô số các loại phân bón với đủ mẫu mã, kích thước, công dụng khác nhau và bên cạnh đó cũng là những công thức, ký tự viết tắt mà không phải ai cũng hiểu và biết hết về chúng. Vậy các từ viết tắt đó có ý nghĩa như thế nào, vai trò của nó ra sao thì hãy cũng Agri.vn tìm hiểu Ý nghĩa các ký tự viết tắt thông dụng trên một số loại phân nhé.

OM

Ý nghĩa các ký tự viết tắt thông dụng trên một số loại phânOM là từ viết tắt của Organic Matter, hay còn gọi là hàm lượng hữu cơ tổng số bao gồm: hợp chất mùn, các thành phần khác như protit, gluxit, lipit, lignin, tanin, sáp, nhựa, este, rượu, axit hữu cơ, anđehit,… có trong phân bón. (Nguồn:3fhitech.com.vn)

Hàm lượng OM này càng cao chứng tỏ phân bón càng tốt.

Chất hữu cơ (OM) là phần quý nhất của đất, nó không chỉ là kho dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có thể điều tiết nhiều tính chất đất theo hướng tốt, ảnh hưởng lớn đến việc làm đất và sức sản xuất của đất.

Vai trò của chất hữu cơ lớn đến mức vấn đề chất hữu cơ của đất luôn luôn chiếm một trong những vị trí trung tâm của thổ nhưỡng học và đã dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Chất mùn hữu cơ trong đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng.

Chelate và EDTA

Chelate là phức chất vòng càng (càng cua) giữa các hợp chất hữu cơ dẫn xuất từ  Aminoaxit, Polycacboxylic axit với các ion kim loại. Ion kim loại được bảo vệ tránh các yếu tố làm giảm hoạt tính như pH của đất, gốc photphat, cacsbonat, sunfua,… Phức này có độ tan hoàn toàn trong nước. Nói một cách đơn giản, chelate sẽ làm các loại phân (đặc biệt là các loại vi lượng) được cây hấp thu một cách dễ dàng tránh được hiện tượng kết tủa mà còn giúp bổ sung hữu cơ cho đất.

Công thức hóa học của EDTAEDTA là một dạng chế phẩm chelate thông dụng nhất, có chứa Ethylene Diamine Tetra Acetate. Chế phẩm này tan rất nhanh và tan hoàn toàn trong nước.

Biuret hay Biurê

Là một hợp chất độc hại đối với cây trồng, nó được tạo ra trong quá trình sản xuất Phân Urê. Biuret có công thức hóa học là (NH2NH)CO2. Tỷ lệ Biuret trong phân Urê không được quá 3%.

Te

TE là viết tắt hai chữ cái đầu của hai từ tiếng Anh (Trace Elements). Trace Elements nghĩa là các nguyên tố vi lượng (kim loại vi lượng), có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng (đặc biệt là quá trình ra hoa và tạo phẩm chất quả) cây trồng cần một lượng rất rất nhỏ nhưng không thể thiếu.

Thiếu nguyên tố vi lượng thì cây mắc bệnh và phát triển không bình thường, song nhiều nguyên tố vi lượng lại là các kim loại nặng nếu thừa thì độc cho cả cây và người tiêu thụ sản phẩm. Các nguyên tố vi lượng thường được dùng bằng đơn vị ppm.

C/N hay C:N

C/N Là tỷ lệ phân giải chất hữu cơ, tỷ lệ C/N được sử dụng một cách rộng rãi như là một chỉ số đánh giá tốc độ phân hủy chất hữu cơ sau khi chúng được bón xuống đất.

Những chất hữu cơ có tỉ lệ C/N cao chẳng hạn 40% Carbon và 0.5% Nitơ, sẽ phân hủy chậm hơn so với những chất hữu cơ có tỉ lệ C/N thấp, chẳng hạn 40% Carbon và 4% nitơ. Hàm lượng hữu cơ trong đất sẽ tăng lên nếu chất hữu cơ bổ sung có tỉ lệ C/N cao, vì không có đủ nitơ để sự phân hủy được hữu hiệu. Hơn thế nữa, hàm lượng nitơ thay vì được khoáng hóa bổ sung, lại bị giảm đi do quá trình bất động hóa nitơ của vi khuẩn, do chất hữu cơ bổ sung không có đủ nitơ để chúng phát triển.

Chất hữu cơ bổ sung có tỉ lệ C/N thấp sẽ được phân hủy trọn vẹn và nhanh chóng với nitơ được khoáng hóa. Một số nitơ sau khi được khoáng hóa có thể được sử dụng trở lại để phân hủy những chất hữu cơ có tỉ lệ C/N cao trước đó chưa phân hủy được. Bởi vậy, hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường nhiều khi sẽ bị giảm đi do quá trình phân hủy vật chất hữu cơ có tỉ lệ C/N thấp mới được thêm vào.

C/N = mức độ phân giải chất hữu cơ

< 8: kiệt

> 12: yếu

8 – 12: trung bình

10: cân đối

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Ý nghĩa các ký tự viết tắt thông dụng trên một số loại phân.

Tìm hiểu thêm:

5 lợi ích của Phân bò ủ hoai cho vườn rau – hoa – cây kiểng

Phân dê – phân dơi phân nào tốt hơn

(Tổng hợp bởi: Nguyễn Trung Trực)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây