Thu Lợi Nhuận Lớn Khi Áp Dụng Đúng Kỹ thuật Nuôi Vịt Trên Cạn

0
2267
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi vịt trên cạn là mô hình nuôi mới cho hiệu quả vượt trội mà không cần phụ thuộc vào nguồn nước, có thể chăn nuôi quanh năm, đàn vịt lớn nhanh, khỏe mạnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi tới bà con kỹ thuật nuôi vịt trên cạn đầy đủ nhất từ khâu chọn giống, làm chuồng đến chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh. Mời bà con theo dõi.

  1. Nội dung chính

    Chọn giống vịt trên cạn

1.1 Các giống vịt

Các giống vịt nuôi phổ biến ở nước ta được chia làm 3 nhóm:

  • Vịt chuyên thịt

Giống vịt siêu thị phổ biến nhất là CV Super M. Vịt nuôi thương phẩm 56 ngày tuổi (theo hình thức nuôi nhốt) hoặc 70 ngày (theo hình thức nuôi kết hợp chăn thả) có thể đạt từ 3 – 3,4kg/con, tiêu tốn trung bình 2,6 – 2,8kg thức ăn/1kg tăng trưởng. Năng suất cao gấp 3 lần vịt Cỏ nếu thực hiện đúng cách chăm sóc vịt.

Hiện tại có rất nhiều giống vịt để người nuôi có thể lựa chọn
Hiện tại có rất nhiều giống vịt để người nuôi có thể lựa chọn  
  • Vịt chuyên trứng

+ Vịt Khaki Campbell tuổi đẻ từ 20 – 21 tuần tuổi, năng suất đạt 260 – 300 quả/năm/con vịt mái. Khối lượng trung bình của trứng từ 65 – 70gr/quả.

+ Vịt CV 2000 tuổi đẻ từ 20 – 22 tuần tuổi, năng suất trứng đạt 260 – 300 quả/năm/con vịt mái. Khối lượng trung bình của trứng đạt 70 – 75gr/quả.

+ Vịt Cỏ tuổi đẻ từ 20 – 21 tuần tuổi, năng suất trứng đạt từ 220 – 225 quả/năm/con vịt mái. Khối lượng trung bình của trứng đạt 60 – 65gr/quả.

  • Vịt kiêm dụng

+ Vịt Bầu: có giống vịt Bầu Quỳ, Bầu Bến. Vịt nuôi đẻ trứng có tuổi đẻ từ 22 – 23 tuần tuổi, năng suất từ 150 – 160 quả/năm/con vịt mái. Vịt nuôi lấy thịt thì sau 70 ngày đạt trọng lượng 1,5 – 1,8kg/con.

+ Vịt Đốm: Vịt nuôi đẻ trứng có tuổi đẻ từ 22 – 23 tuần tuổi, năng suất từ 140 – 160 quả/năm/con vịt mái. Vịt nuôi lấy thịt thì sau 70 – 75 ngày đạt trọng lượng 1,6 – 1,9kg/con.

1.2 Yêu cầu khi chọn giống

+ Nếu có điều kiện, bà con nên nuôi đa dạng nhiều 2- 3 giống vịt khác nhau, cung cấp cả trứng thịt và con giống để mở rộng quy mô trang trại tốt nhất.

+ Nên chọn con giống từ trang trại uy tín.

+ Chọn vịt con khỏe mạnh, đi lại nhanh nhẹn, phản ứng nhạy bén với tiếng động.

+ Vịt có những đặc điểm ngoại hình như chân bóng, mỏ khép kín, không bị dị tật, bụng thon gọn, lông khô, hậu môn không bị dính bết.

+ Giống vịt nào sẽ có màu lông đặc trưng của giống đó.

+ Khi nuôi vịt sinh sản, nên lựa chọn trống – mái theo tỷ lệ.

Việc lựa chọn giống vịt sẽ quyết định đến khả năng sinh trưởng và năng suất cây
Việc lựa chọn giống vịt sẽ quyết định đến khả năng sinh trưởng và năng suất cây
  1. Giới thiệu các phương thức nuôi vịt trên cạn

Vịt là giống thủy cầm nhưng khi nuôi trên cạn khô hoàn toàn, chúng vẫn cho năng suất vượt trội, khả năng tiêu tốn thức ăn ít, có thể giảm được chi phí từ 20 – 30gr thức ăn/quả trứng. Các phương thức nuôi trên cạn có thể áp dụng như:

2.1 Phương thức nuôi vịt kết hợp trồng cây

Nuôi vịt trên cạn kết hợp với vườn trồng cây phù hợp cho các nông hộ có diện tích đất rộng rãi.

Chuẩn bị vườn rộng, trồng cây trong vườn với các cây có độ cao trên 1m tránh vịt làm hại.

Thiết kế sân vườn có độ dốc vừa phải để dễ dọn dẹp vệ sinh, tránh ứ đọng nước vào mùa mưa. Tuy nhiên cũng không được dốc quá sẽ làm khó khăn cho vịt trong việc đi lại, giao phối.

Bên ngoài khu sân nuôi xây tường gạch hoặc dùng lưới thép quây lại, phía dưới chân cần dậm chắc chắn để tránh động vật tấn công, tránh thất thoát, trộm cắp.

Mô hình nuôi vịt kết hợp trồng cây được áp dụng phổ biến
Mô hình nuôi vịt kết hợp trồng cây được áp dụng phổ biến

2.2 Phương thức nuôi vịt nhốt chuồng có sân chơi

Khác với mô hình nuôi vịt trồng cây, ở trong sân chơi được lát bằng gạch đỏ hoặc xi măng thay vì trồng cây.

Bên trong khu nuôi có thiết kế chuồng nuôi nhốt để nhốt vịt vào ban đêm, những khi thời tiết xấu.

Bố trí máng ăn, máng uống hợp lý.

Yêu cầu diện tích sân chơi phải lớn hơn gấp 2 – 3 lần chuồng nuôi,

Xung quanh quây bằng lưới thép chắc chắn để tránh trộm cắp, thất thoát, động vật gây hại.

2.3 Phương thức nuôi vịt nhốt chuồng

Phương thức nuôi vịt nhốt chuồng hoàn toàn phù hợp với các trang trại chăn nuôi công nghiệp hoặc không có quá nhiều diện tích để thiết kế sân vườn.

Với cách này, chuồng nuôi phải thiết kế chắc chắn, cao ráo, phân chia thành từng khu úm vịt, nuôi vịt hậu bị, vịt sinh sản, vịt hướng thịt.

Trong chuồng thông thoáng, nên có quạt hút.

Có khu vực xử lý chất thải từ chuồng nuôi.

Bố trí máng ăn máng uống đầy đủ, hợp lý để thuận tiện cho vịt ăn uống, nhanh lớn.

Nuôi vịt nhốt chuồng thuận tiện cho việc quản lý và chăm sóc
Nuôi vịt nhốt chuồng thuận tiện cho việc quản lý và chăm sóc

Vệ sinh phòng bệnh

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi và sân chơi sạch sẽ, không để nước đọng trong sân, đặc biệt là giai đoạn vịt giao phối.
  • Đảm bảo chuồng và sân nuôi luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
  • Đối với mô hình nuôi nhốt chuồng hoàn toàn thì trước cửa phải có hố khử trùng, bên trong 1 chuồng nên nuôi 1 loại vịt, nên nuôi cùng lứa hoặc cách nhau không quá 7 ngày tuổi.
  • Vịt con mới mua về phải cách ly ít nhất 15 – 20 ngày để không làm lây lan bệnh sang các con khác.
  • Tiến hành rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi, sau khi rắc thì để 2 – 3 ngày rồi quét dọn lại.
  • Dùng nước vôi để cọ rửa chuồng trại khi thay đàn hoặc dùng formol 1 – 3% để phun lên nền, tường.
  • Chất độn chuồng phải khô, được xử lý khử trùng. Tiến hành thay khi bị ẩm ướt.
  • Thức ăn đảm bảo không có chứa độc, không bị ôi thiu ẩm mốc.
  • Nếu phát hiện con bị bệnh thì cần chữa trị hoặc tiêu hủy ngay.
  • Nên để trống chuồng từ 7 – 15 ngày trước khi nuôi đàn mới.

Chúng tôi rất mong rằng với thông tin mình tổng hợp và chia sẻ. Bà con nông dân sẽ có thêm nhiều mô hình nuôi vịt trên cạn, thu về lợi nhuận lớn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây