Trong thời gian gần đây, trồng rau thủy canh đã không còn là phương án hiếm gặp tại nhiều hộ gia đình, trang trại công nghệ mới. Tuy nhiên để rau thủy canh đạt năng suất lớn, chất lượng ổn định thì không thể nào thiếu đi những quy trình kỹ thuật đúng chuẩn. trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kỹ thuật trồng rau thủy canh đơn giản với hiệu quả cao nhất. Mời bạn cùng dành chút thời gian để theo dõi bài viết nhé.
Những điều chuẩn bị trước khi trồng rau thủy canh
Địa điểm trồng chính là một trong những yếu tố hàng đầu để quyết định đến chất lượng của rau thủy canh. Địa điểm để trồng rau thủy canh có thể là sân thượng, ban công, nhà màng hay nhà kính. Tuy nhiên những yếu tố mà địa điểm trồng rau thủy canh bắt buộc phải có đó là:
+ Ánh sáng mặt trời
Rau thủy canh tận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tiến hành quang hợp. Vì thế, nơi trồng rau thủy canh bắt buộc phải có nguồn ánh ánh tốt, ánh sáng rau nhận được phải từ 6 – 12 tiếng/ngày.
+ Có thiết kế phù hợp
Khi bạn đã lựa đủ một không gian có lượng ánh sáng thích hợp cho việc trồng rau thủy canh. Điều tiếp theo bạn cần làm đó chính là thiết kế mô hình trồng rau thủy canh phù hợp với không gian.
Hiện tại thiết kế trồng rau thủy canh thường được áp dụng đó là: Thiết kế giàn tầng, thiết kế hồi lưu,…
Những yêu cầu cơ bản nhất trong kỹ thuật trồng rau thủy canh
Cần lắp đặt hệ thống cung cấp nước cần được thiết kế theo một tiêu chuẩn nhất định, kích thước ống tối thiểu 6mm. Cần kiểm tra đường ống thường xuyên để tránh rong rêu gây tắc thành ống.
Hệ thống nước hồi: Thông thường giàn nước sẽ được lắp đặt nằm ngang hoặc hồi thẳng đến bồn nước. Hệ thống nước hồi cũng cần được vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng đóng bám rong rêu.
Những thiết bị hẹn giờ tự động: Những thiết bị này cần được lắp kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng của nước mưa làm chập cháy, hư hỏng hay chạy sai thời gian hẹn giờ.
Hướng dẫn cách ươm rau thủy canh đơn giản
Trước khi đưa cây con lên giàn, hạt giống cần được ươm vào giá thể trồng rau thủy canh. Lưu ý, mỗi loại giá thể để trồng rau thủy canh sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau.
- Sử dụng giá thể mút xốp thủy canh thì sẽ tiết kiệm chi phí, đảm bảo vệ sinh nhưng mút dễ bị khô, không cung cấp độ ẩm cho hạt giống.
- Nếu như ươm hạt giống bằng viên xơ dừa thì thao tác ươm sẽ dễ hơn, có khả năng giữ ẩm tốt nhưng chi phí sẽ có phần cao hơn.
Hạt giống ươm bằng mút hay viên xơ dừa đều giống như nhau. Đầu tiên bạn cần thả viên nén xơ dừa và nước và chờ nó nở ra, dùng tay bỏ hạt giống vào lỗ ở giữa viên nén. Tiếp đến tưới nước vào bề mặt của viên nén, phần nước trong khay phải ngập ¼ viên nén xơ dừa.
Khay ươm cần phải được đặt ở vị trí mát, không có ánh nắng mặt trời trực tiếp từ 1 – 2 ngày. Khi hạt bắt đầu nhú mầm thì để khay hạt ở nơi có ánh nắng mặt trời để cây không bị yếu.
Kỹ thuật trồng rau thủy canh đơn giản cho năng suất cao
Hạt giống sau khoảng 10 – 15 ngày gieo sẽ có 2 lá thật. Lúc này bạn có thể đưa cây con lên giàn trồng để thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Cây để đưa lên giàn có thể là cây 2 lá hoặc 5 lá, tuy nhiên để cây có sức sinh trưởng tốt nhất thì lúc có 5 lá thật hãy bắt đầu đưa cây lên giàn.
Cây con sau khi được đưa lên giàn thì cần kiểm tra một số nồng độ theo tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo cây luôn trong điều kiện phát triển tốt nhất.
Rau sau khi lên giàn được khoảng 20 – 35 ngày là đã có thể thu hoạch được. Rau không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và hạn chế phân bón, chất kích thích sinh trưởng hóa học nên đảm bảo an toàn cho người dùng. Đặc biệt là rau trồng thủy canh sẽ ít bị sâu bệnh hại hơn so với rau trồng trên môi trường đất truyền thống.
Tuy nhiên, rau thủy canh vẫn cần nguồn dinh dưỡng để phát triển tốt nhất. Người trồng rau nên chú ý sử dụng những loại phân bón hữu cơ, vi sinh để cung cấp cho cây. Trước khi thu hoạch rau 1 tuần nên ngưng sử dụng phân bón để rau không tồn đọng chất gây hại.
Trên đây là những gì chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn về kỹ thuật trồng rau thủy canh. Bạn có thể tham khảo qua những thông tin này để tìm kiếm cho mình mô hình trồng rau thủy canh đơn giản và mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết hướng dẫn tự lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt dọc luống. Bài viết này sẽ giúp bạn tự chuẩn bị vật tư để tưới cho vườn rau của mình, giúp bạn tiết kiệm chi phí tối đa.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.