Đối với những người yêu thích vẻ đẹp mộc mạc, tối giản, Agri khuyên bạn nên chọn trồng và chăm sóc cây trầu bà chân vịt. Bởi lẽ, không phải lúc nào, những lựa chọn phổ biến, đắt đỏ như trầu bà lá xẻ, trầu bà Nam Mỹ hay các loại cây cảnh đột biến mới là tốt nhất. Bạn nên chọn những cây cảnh phù hợp với sở thích, cá tính, nhu cầu của bản thân thay vì chạy theo “mốt”!
Giới thiệu cây trầu bà chân vịt
Đối với những người am hiểu và yêu cây cảnh thật sự thì việc trồng và chăm sóc cây cảnh tốt quan trọng hơn cả việc tìm những loại cây đột biến có mẫu mã, hình dáng khác lạ với giá thành đắt đỏ. Bởi lẽ, làm vườn, trưng cây không chỉ đơn giản là một hoạt động nhằm phô bày sự giàu có hay thể hiện đẳng cấp, ý nghĩa hơn, đây là một loại hình lao động, thư giản tốt cho sức khỏe, tinh thần của bạn.
Ngoài ra, đây cũng là một thú vui bạn có thể thực hiện hằng ngày cũng gia đình, những người thân, cha mẹ hay con cái mình. Vì vậy, việc tìm mua và trưng bày những loại cây quá đỗi xa xỉ, đắt tiền, quý hiếm là điều không cần thiết. Thay vào đó, bạn chỉ cần chọn những loại cây vừa tầm giá và có tính thẩm mỹ cao.
Trầu bà chân vịt sẽ là một lựa chọn tuyệt vời, đáp ứng đủ những tiêu chí về sự tối giản. Đây cũng là một loại trầu bà lá xẻ với những đường thùy sâu như những vết răng cưa. Dù đơn giản nhưng nét đẹp của chúng thực sự rất đặc biệt, độc đáo đem đến cho người nhìn một cảm giác vừa thân thuộc như đồng cỏ nội, vừa có nét hoang dại của vùng nhiệt đới. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích làm vườn và muốn tô đẹp không gian sống của mình.
Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà chân vịt cũng không có gì quá phức tạp, cầu kỳ hay tốn thời gian. Chúng hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi người.
Điều kiện ánh sáng chăm sóc cây trầu bà chân vịt
Trầu bà chân vịt là loài cây nhiệt đới ưa ánh sáng nhẹ, chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường ở nơi mát mẻ, chủ yếu là trong bóng râm. Do đó, loài cây này rất thích hợp để làm cây tiểu cảnh, cây nội thất….
Tuy nhiên, để cây phát triển tốt, bạn vẫn cần thỉnh thoảng mang cây phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc bật đèn trồng cây. Đôi khi, đèn bàn học, đèn văn phòng cũng có tác dụng tương tự nhưng không quá gay gắt như ánh nắng trực tiếp. Bạn cũng có thể đặt chậu cây trầu bà chân vịt ở gần cửa sổ, trồng ngoài ban công hoặc ở những nơi có nắng nhẹ hoặc được che rèm.
Chế độ nước tưới cho cây có tính nhất quán
Cây trầu bà chân vịt có đặc tính bản chất rất ưa ẩm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng thích cảm giác bị tưới nước cả ngày hay ướt sũng. Chính vì thế, việc tưới nước cho cây cũng cần phải được quan tâm, lưu ý. Nếu đất ẩm quá mức, cây sẽ biểu hiện ngay ra bên ngoài, cây sẽ bị vàng lá, thối rễ và chết dần, chết mòn.
Trường hợp tương tự cũng sẽ xảy ra nếu bạn bất cẩn sử dụng nước máy chưa qua xử lý để tưới cho cây. Bạn nên sử dụng nước lọc đóng chai để tưới hoặc nước máy đã được phơi dưới nắng 24h mở nắp. Đặc biệt chú ý, không nên tưới nước quá nhiều lần, tốt nhất chỉ tưới 1 lần/ngày.
Phân bón cho cây trầu bà chân vịt
Để cây phát triển khỏe mạnh, xanh tốt, điều không thể thiếu là bạn cần bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây. Các loại phân bón tiêu biểu như phân trùn quế thì nên bón cho cây định kỳ 1 lần/tháng.
Nhưng nếu bạn sử dụng đất sạch đã phối trộn sẵn thì bạn chỉ cần bổ sung thêm phân bón cho cây 2 tháng 1 lần.
Chăm sóc cây trầu bà chân vịt nhờ phòng trừ sâu bệnh hại
Đừng đợi “mất bò mới lo làm chuồng”, hãy phòng trừ sâu bệnh hại cho cây ngay từ những ngày đầu. Bạn cần phải thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành, lá úa hoặc những phần bị hư hỏng. Đồng thời, nhặt những lá bị rụng cũng như vệ sinh chậu và khu vực xung quanh chậu tránh để lâu tích trữ nên bệnh.
Xem thêm: Cách trồng trầu bà chân vịt đơn giản dành cho người mới bắt đầu
Mách bạn top 3 cây trầu bà lá xẻ được yêu thích nhất
Trầu bà cánh phượng và những sự thật thú vị – Shop Monstera kiểng lá & dụng cụ làm vườn