Bật mí kỹ thuật trồng hoa hồng ra hoa quanh năm

0
2461
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trồng hoa hồng đang là một trong những thú vui “hot” nhất nhì hiện nay. Có thể nhìn ngắm những bông hoa hồng do chính tay mình trồng là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc hoa hồng không hề đơn giản. Để cây hồng sống tươi tốt thì không khó nhưng để thực hiện kỹ thuật trồng hoa hồng ra hoa quanh năm lại là cả một nghệ thuật.

Nội dung chính

Một số đặc điểm cần lưu ý của hoa hồng

Hoa hồng có rất nhiều loại, theo thống kế có hơn 100 giống hồng khác nhau. Hầu hết các loại hoa hồng đều đến từ các vùng đất thuộc châu Âu, Tây Bắc Phi, Bắc Mỹ. Nhờ vào vẻ đẹp và hương thơm quyến rũ mà hoa hồng được rất nhiều người trên thế giới yêu thích.

Kỹ thuật trồng hoa hồng ra hoa quanh năm đơn giản, dễ làm
Kỹ thuật trồng hoa hồng ra hoa quanh năm đơn giản, dễ làm  

1. Thân hoa hồng

Hoa hồng thuộc nhóm cây bụi thấp và có thân gỗ. Thân hông và cành hồng rất đặc biệt vì thường có màu xanh lá (khi còn non) và nhiều gai. Tùy giống hồng mà gai nhọn hay cong, gai dài hay ngắn, gai nhiều hay ít.

2. Lá hoa hồng

Cây hoa hồng có lá xanh (độ đậm nhạt khác nhau) với chi chít răng cưa quanh mép. Răng cưa hoa hồng có độ dày, thưa, nông, sâu khác nhau tùy vào từng loại. Cuốn hoa luôn được đỡ đần bằng những đài hoa xanh mướt.

Lá cây hoa hồng là lá kép lông chim mọc cách. Ở các cuống có lá kèm nhẵn, mỗi lá thường có 3 – 5 hoặc 7 – 9 lá con. Xung quanh viền lá con có nhiều răng cưa nhỏ, dày chi chít. Tùy loại hoa hồng mà răng cưa này nông hay sâu, lá màu đậm hay nhạt hoặc có thể có dạng lá khác nữa.

Lá hoa hồng có màu xanh đậm với nhiều răng cưa bao quanh
Lá hoa hồng có màu xanh đậm với nhiều răng cưa bao quanh

3. Hoa hồng

Mỗi loại hoa hồng sẽ cho dáng hoa, màu sắc kích thước, … khác nhau. Điểm chung duy nhất chính là loại hoa hồng nào cũng có nhiều cánh. Cánh hồng mềm và nhiều đến nổi chỉ cần nở rộ cũng có thể mang đến cảm giác tràn đầy sức sống nhưng lại huyền bí vô cùng.

Có thể bạn vẫn chưa biết, hoa hồng là một giống hoa lưỡng tính. Theo đó, hoa có thể tự thụ phấn khi tàn một cách đơn giản mà không cần đến sự giúp đỡ của ngoại lực (gió, con người, bướm, ….)

Nếu để ý, bạn có thể quan sát được cây hồng vẫn có trái. Đó là phần quả hình trái xoan sót lại ở phần đỉnh đài. Tuy nhiên, hạt hoa hồng rất khó nảy mầm vì có lớp vỏ rất dày và nhiều lông.

4. Hương hoa hồng

Hoa hồng thu hút không chỉ bởi vẻ đẹp bên ngoài mà còn vì mùi hương nhẹ nhàng. Hương hoa hồng chỉ thoang thoảng nhưng nếu ngưởi kỹ bạn sẽ cảm thấy rất thơm và có thể giữ lại trên người rất lâu nếu biết cách dùng.

Kỹ thuật trồng hoa hồng tươi tốt và ra hoa quanh năm

Trồng hoa hồng cần phải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thì hoa mới tốt và nở đẹp. Theo đó, để hoa hồng tươi tốt và ra hoa quanh năm cần lưu ý những điều sau:

1. Chậu trồng và đất trồng

Chậu trồng hoa hồng thường là chậu nhựa hoặc chậu gỗ sẽ có kích thước thay đổi phụ thuộc vào kích thước cũng như độ tuổi của cây. Vì nhu cầu nước cũng như chất dinh dưỡng của cây lớn nhiều hơn. Một chiếc chậu lớn sẽ giúp dưỡng ẩm và rễ phát triển tối đa. Tuy nhiên, khi cây còn quả nhỏ, vừa mới giâm cành thì nên được trồng trong một chiếc chậu nhỏ để dễ kiểm chăm sóc. Thông thường, chậu hồng nên chọn loại có chân, thoát nước tốt để tránh ngập úng.

Bạn nên chuẩn bị chậu và đất trồng kỹ lưỡng
Bạn nên chuẩn bị chậu và đất trồng kỹ lưỡng

Trong khi đó, đất trồng hoa hồng cũng không cần quá cầu kỳ vì hồng là giống cây không kén đất. Để cây phát triển tốt thì chỉ cần đất có dưỡng chất ổn định, có độ tơi xốp và nhận đầy đủ ánh sáng là được.

Nếu có thể, nên trộn thêm một ít phân hữu cơ như phân bò, phân gà, xơ dừa, … và nhớ xử lý mầm bệnh trước khi trồng hồng. Có thể ngăn chặn mầm bệnh bằng cách bón lót bằng vôi và phơi ải khoảng 1 tuần.

Hướng dẫn cách chuẩn bị bầu đất trồng hoa hồng

2. Cách trồng hoa hồng

Trước khi trồng

Cần phải xử lý rễ cây hồng trước khi thực hiện trồng trong đất.

– Đối với cây rễ trần: ngâm phần rễ trong nước sạch một thời gian (khoảng vài tiếng).

– Đối với cây mua trong chậu: tưới nước vừa đủ để giữa ẩm trước khi trồng.

Để hạn chế tối đa tình trạng ngập úng, cần phải cho chêm một lớp xơ dừa hoặc than hoa vào phía dưới đáy chậu. Lớp nguyên liệu này vừa giúp dưỡng ẩm khi thời tiết nắng nóng lại vừa ngăn chặn tình trạng ngập úng hiệu quả.

(6 công thức hỗn hợp đất trồng tự làm cho khu vườn tại nhà)

Bạn nên tưới nước vừa đủ để cây được giữ ẩm trước khi trồng
Bạn nên tưới nước vừa đủ để cây được giữ ẩm trước khi trồng

Trồng hoa hồng

+ Với loại đất đã chuẩn bị như trên, đem trộn với phân bón tỉ lệ khoảng ¼ so với đất trồng và đảo đều.

+ Lớp đất đầu tiên cho vào chậu được ấn chặt sau đó cho đất đầy vào chậu. Sau đó mở một lỗ rộng và sâu, đặt cây hoa hồng vào rồi tiếp tục cho đất lấp bao trùm toàn bộ rễ. Lớp đất cao cách miệng chậu khoảng 4 – 5 cm là được.

+ Sau khi trồng có thể bón thêm thuốc kích rễ. Lần tưới nước đầu tiên tưới thật đẫm rồi chờ khoảng vài tuần cho đất khô mới tưới tiếp bởi nếu đất quá ẩm sẽ làm gốc cây bị úng, không ra rễ.

Tự tay trộn giá thể cho cây Hoa Hồng – Bạn Đã Thử Chưa?

Xem thêm:

Cách trồng hoa hồng trong chậu – Lý tưởng cho sân thượng nhiều nắng

Cách chăm sóc hoa hồng từ những bước đầu

Cách bón phân cho hoa hồng phát triển tốt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây