Cách trồng rau mầm bằng đồ tái chế thân thiện số 1 với môi trường

0
3432
Trống rau mầm bằng chai lọ nhựa
Trồng rau mầm bằng đồ tái chế - một biện pháp bảo vệ sức khỏe và môi trường
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Làm sóng sống xanh ngày càng lan rộng khiến nhiều gia đình hiện nay rất ưa chuộng cách trồng rau mầm đi liền với tái chế. Việc tái sử dụng các chai, lọ, ly nhựa đã bị vứt đi thành các giỏ, chậu trồng rau là một cách để bảo vệ môi trường vô cùng hữu ích. Không chỉ rẻ, dễ kiếm lại có thể biến vườn nhà mình trở thành một khu vườn độc đáo, khác lạ.

Nội dung chính

Các nguyên vật liệu cần thiết để trồng rau mầm.

Nguyên vật liệu chính – đồ tái chế:

  • Một số chai nhựa (các loại chai đựng gia vị, chai nước lọc, bình nước lọc đã qua sử dụng);
  • Hộp xốp (hộp đựng xôi, cơm, thức ăn đã qua sử dụng);
  • Ly (cốc) nhựa, đĩa ăn nhựa đã qua sử dụng.

Nguyên vật liệu cơ bản cần có cho mọi cách trồng rau mầm.

Bao gồm: đất dinh dưỡng thuộc loại chuyên dụng, hạt giống rau mầm chất lượng, nước tưới và dụng cụ tưới cây, dụng cụ xới đất.

Cách trồng rau mầm bằng đồ tái chế.

Bước 1: Mang các vật dụng tái chế cần dùng để trồng rau mầm đi vệ sinh sạch sẽ, tháo bỏ nắp (có thể giữ lại tận dụng làm đồ chơi cho trẻ – xem hướng dẫn trên YouTube),
Bước 2:

Cắt bỏ phần dưới đáy chai.

Bước 2 - cách trồng rau mầm bằng đồ tái chế
Nguồn: cachtrongrausach.vn
Bước 2.2 - cách trồng rau mầm bằng đồ tái chế
Nguồn: cachtrongrausach.vn

Sau đó, dùng kéo hoặc dao nhọn đâm (chọc) khoảng từ 3 đến 5 lỗ hoặc nhiều hơn tùy theo độ lớn của chai. Lỗ thủng với rộng khoảng 5mm (to bằng hạt đậu Hà Lan) giúp nước trong chai sau khi tưới sẽ thoát ra ngoài, tránh cho cây bị úng rễ.

Bước 3:
Bước 3 - Cách trồng rau mầm bằng đồ tái chế
Nguồn: cachtrongrausach.vn

Sử dụng phần đất dinh dưỡng đã chuẩn bị sẵn đổ đầy vào các chai, lọ trồng rau mầm.

Lưu ý: Đổ đất đến khi đất dàn đều ở các mặt, chỉ nên đổ đầy khoảng 3/4 phần chai nhựa đã cắt.

 

Bước 4: Cố định các chai, lọ, ly,… vào giàn (có thể tận dụng hàng rào, tường nhà làm giàn để trồng rau mầm bằng đồ tái chế). Bạn cũng có thể trang trí theo ý muốn, tùy vào thiết kế căn nhà như gắn vào tường, dùng dây thừng treo thành dãy, tạo khối, tạo phà,…
Bước 5: Ngâm hạt giống rau mầm (nếu bạn dùng cây con thì có thể bỏ qua bước này).
  • Nên ngâm theo tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh. Tuy nhiên, có một số loại hạt có thể gieo trực tiếp mà không cần ngâm. Do đó, tùy loại hạt giống rau mầm khác nhau mà bạn sẽ quyết định xem có nên ngâm hay không. Ngoài ra, cũng tùy vào kích thước của hạt giống để ước lượng thời gian ngâm. Không nên ngâm quá lâu hoặc quá nhanh tùy loài.
  • Theo kinh nghiệm ông cha xưa, khi ngâm cần quan sát các hạt nổi và các hạt chìm xuống đáy thau, chậu (nơi ngâm hạt mầm) để có thể nhanh loại bỏ những hạt mầm bị lép, sâu, nhỏ, những hạt này sẽ không nảy mầm hoặc nếu có nảy mầm thì không lớn nhanh hoặc giữa chừng thì bị chết.
  • Sau khi ngâm xong, bạn vớt hạt giống ra và rửa qua nước sạch.

Bước 6: Cho hạt giống cây trồng rau mầm hoặc cây con đã chuẩn bị sẵn trước đó vào chai lọ.

Bước 7: Tưới nước cho cây rau mầm hàng ngày. Mỗi ngày nên tưới 1 đến 2 lần. Mầm càng nhú, cây càng cao thì lượng nước cần tưới càng nhiều. Tuy nhiên, đừng nên tưới quá nhiều nếu không muốn cây bị úng.

Sau đó đợi cây lớn và thu hoạch.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng rau mầm tại nhà đơn giản và hiệu quả

Các mô hình áp dụng cách trồng rau mầm bằng đồ tái chế

Thiết kế chai nhựa theo kiểu vườn treo thẳng đứng

Giàn treo trồng rau mầm
Giàn treo trồng rau mầm bằng chai lọ

Kiểu thiết kế này là loại vườn trồng rau mầm giúp tiết kiệm diện tích đất trồng lẫn chi phí. Bên cạnh đó còn biến khu vườn của bạn trở lên độc đáo, tạo hứng thú cho khách xem nhà và con trẻ. Đồng thời cũng mang lại cảm giác thoáng mát, giúp gia đình bạn nghỉ ngơi, thêm hăng say chăm sóc rau mầm.

Lưu ý, với kiểu thiết này thì tùy theo từng loại hạt giống rau thì khoảng cách treo sẽ khác nhau.

  • Với các loại cây rau mầm có thân dài thì khoảng cách giữa các giỏ cây phải xa nhau tạo không gian cho cây phát triển tốt nhất.
  • Với các loại cây rau mầm mảnh, thân ngắn thì khoảng cách giữa các giỏ nên để sát nhau giúp vừa tiết kiệm không gian vừa tiết kiệm thời gian tưới nước cho cây.

Hệ thống tưới nước trồng rau mầm tự động

Hệ thống tưới nước tự động trên giàn chai nhựa trồng rau
Hệ thống tưới nước tự động trên giàn chai nhựa trồng rau
Trồng rau mầm bằng đồ tái chế cũng giống như bằng nhiều cách khác đều cần tưới cây thường xuyên đều đặn thì cây mới phát triển được.
Đa số các gia đình sẽ chọn tưới thủ công, mỗi thành viên trong nhà đều trở thành một người thợ làm vườn mang nhiệm vụ tưới nước cho cây. Việc làm này giúp gắn kết gia đình, tạo hứng thú cho con trẻ thêm yêu làm nông.
Một số gia đình có điều kiện hơn sẽ quyết định lắp đặt hệ thống tưới cây tự động. Biện pháp tưới này sẽ có hạn chế ở một số địa hình trồng và chỉ áp dụng với các loại rau mầm cần lượng nước và thời gian tưới giống nhau, đặc biệt phù hợp với những gia đình bận rộn.
Bên cạnh đó, hiện nay cũng đã xuất hiện hệ thống tưới nước tự động tự chế từ ống, vòi bơm (như hình). Nước sau khi tự động bơm lên trên đầu ống sẽ từ từ chảy xuống các chai nhựa liền kề và cứ tiếp nối như vậy cho đến chai nhựa cuối cùng. Sau đó, nước chảy về thùng đựng nước được lắp đặt sẵn ở dưới cùng rồi lại tiếp tục bơm lên, tạo thành một chu kì tuần hoàn. Biện pháp này vừa rẻ lại tiết kiệm thời gian, mang lại sự khác lạ cho không gian cây trồng nhà bạn.

Chai nhựa lớn trồng rau

Chai nhựa lớn trồng rau mầm
Tái sử dụng các loại can to để trồng rau mầm

Nếu bạn dùng các chai nhựa có kích thức lớn như các loại bình nước khoáng cũ hay các can đựng 5-10 lít thì nên trồng các loại rau mầm ăn lá nhiều hơn. Tuy nhiên, bằng cách này thì khá tốn diện tích nên bạn có thể trồng ở sân thượng hoặc ban công nhà, biến chúng thành các bồn trồng rau dài, cao theo ý thích.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây