Kỹ thuật nuôi heo rừng đạt hiệu quả cao không sợ lỗ vốn

1
2908
Nuôi heo rừng đúng kỹ thuật - niềm vui thành công của bà con nông dân
Nuôi heo rừng đúng kỹ thuật - niềm vui thành công của bà con nông dân
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chăn nuôi heo rừng hiện nay đang là xu hướng kinh doanh vô cùng hấp dẫn đối với bà con nông dân. Mặc dù đã có các bạn trẻ khởi nghiệp và thành công nhưng, hàng loạt các bài báo, các trang thông tin đã đưa ra sự thật phũ phàng rằng đàn heo mất trắng, lỗ vốn trăm triệu, người dân lao đao… Đây chính là tình hình chung của tất cả mọi người vào thời gian đầu nuôi heo rừng khiến người dân lo sợ, e ngại và bỏ cuộc. Do đó, hãy bỏ túi ngay những kỹ thuật nuôi heo rừng cơ bản sau để đạt được hiệu quả 100% mà không lo về lỗ.

Nội dung chính

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại khi nuôi heo rừng

Muốn nuôi heo rừng đạt hiệu quả cao thì nên chú trọng đến vấn đề chuồng trại. Nhiều người nhầm tưởng nên đã xây dựng chuồng trại với mô hình tương tự nuôi heo hơi, heo nhà bình thường nên đã gây cho việc nuôi heo rừng bị thất bại.

Chuồng trại nuôi heo rừng đơn giản
Chuồng trại nuôi heo rừng đơn giản

Heo rừng vốn là loài sống hoang dã, hồn nhiên với tự nhiên và núi rừng nên khi nuôi thì chuồng trại cần tạo sự thoải mái, rộng rãi. Chú ý lót thêm rơm ở phần nền chuồng tránh gây trơn trượt ảnh hưởng đến heo lẫn bản thân khi bắt heo.

Người nuôi heo rừng cần hiểu rằng thú nhà mình sẽ không tự tắm và uống nước nên cần xây chuồng trại ở có nguồn nước sạch để chúng có thể tự do theo ý chúng.

Đặc biệt nên xây dựng ở nơi xa khu dân cư và đặt ở chỗ cao có khả năng thoát nước tốt, tránh ảnh hưởng tới người dân và cũng giảm thiểu khả năng gây dịch bệnh cho đàn heo.

Một số trang thiết bị cần thiết:

  • Máng ăn:
    • Nên lắp đặt thêm máng ăn ở phía đầu chuồng trại và nên đặt ở nơi thấp nhất, tạo điều kiện cho việc dọn dẹp vệ sinh được dễ dàng hơn.
    • Kích thước của máng lợn sẽ thay đổi tỉ lệ thuận với khối lượng, số lượng của đàn heo rừng mà bạn nuôi.
  • Bể phốt: Nên đặt bên ngoài chuồng và có nắp đậy che kín, đảm bảo vệ sinh chăn nuôi.  Có thể tận dụng để tưới tiêu với nộng độ nhất định.

Cách chọn giống khi nuôi heo rừng

Chọn giống heo đực

Khi lựa chọn giống heo đực thì nên chọn các con con 6 tháng tuổi và chăm cho các con con lớn đến tầm 7 hoặc 8 tháng tuổi. Nhất quyết không sử dụng đực non vì còn quá nhỏ, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, chăn nuôi sau này.

Geo rừng giống - heo rừng con
Chọn giống tốt giúp nuôi heo rừng dễ dàng

Trong quá trình chọn giống, nên chú ý quan sát ngoại hình và thể chất của heo giống. Đặc biệt, khuyên chọn các con heo rừng làm giống có các đặc điểm sau đây:

  • Đầu heo giống thanh, mặt heo dài. Lông bờm của heo rừng giống phải dựng đứng, chạy dài từ cổ tới sóng lưng.
  • Phần lưng phải thẳng và phần bụng thon gọn, không chảy sệ.
  • Chọn những con giống có bốn chân cao, thẳng và chắc chắn.
  • Để sinh sản khỏe mạnh nên chọn những con có tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối. Đặc biệt phần tinh hoàn phải có độ đàn hồi tốt.
  • Nên chọn con có tính hăng cao, càng hoang dã, dữ tợn càng tốt.
  • Đảm bảo số con đẻ ra và nuôi sống cao.

Chọn giống heo cái

Cũng có nét tương đồng với heo giống đực, heo giống cái khi lụa chọn nên chọn những con có độ từ 4 đến 6 tháng tuổi. Từ bầy heo nái hậu đã được chọn lựa sẽ trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá để chọn ra các con có khả năng sinh sản tốt.

Khi lựa chọn nuôi heo rừng nái thì nên chọn những con không có khuyết tật, sức khỏe tốt. Nếu heo giống có khuyết tật sẽ ảnh hưởng đến đời con say này và cũng gây khó khăn cho quá trình chăn nuôi. Đặc biệt cần phải quan tâm chú ý đến 3 bộ phận cơ bản liên quan đến vấn đề sinh sản: cơ quan sinh dục, phần vú và khung xương.

Tiêu chí lựa chọn heo nái thông qua 3 bộ phận được nhắc ở trên:

  • Cơ quan sinh dục: phát triển bình thường, khỏe mạnh.
  • Vú: Cần phải có số vú tối thiểu vừa đủ để nuôi đàn con. Nếu số vú quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và chăm nuôi heo rừng con, gây ảnh hưởng tới kinh tế người nông dân. Lợn rừng nái thường được chọn sẽ có 5 đôi vú xếp đều ở mỗi bên. Nên loại bỏ những con nái có phần vú bị cong vênh, khô hoặc sệ.
  • Khung xương: Phần khung xương và tứ chi phải chắc chắn, khỏe mạnh và cực kì linh hoạt. Những con heo nái tứ chi kém phát triển, yếu, đứng không vũng thì tuyệt đối không nên chọn dù giá có rẻ đến bao nhiêu vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phối giống, sinh sản và chăn nuôi sau người.

Lưu ý, nên chọn nuôi heo rừng nái có khả năng đẻ ra lượng con lớn và đặc biệt không ăn heo con.

Quy trình chăn nuôi heo rừng

Quy trình chăn nuôi heo rừng nên chia làm 2 đoạn:

  • Giai đoạn 1: Bạn nên nuôi heo rừng theo kiểu tập trung để đảm bảo bảo khả năng sinh trưởng của chúng. Đợi đến khi chũng đạt được cân nặng theo ý muốn của mình thì bắt đầu chuyển sang gia đoạn 2.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn này khuyến khích đưa heo rừng về đúng với bản năng nguyên thủy của chúng – nuôi theo kiểu bán hoang dã. Lúc đó, heo rừng sẽ được tự do vận động trong một phạm vi rộng lớn chịu sự quản lý của chủ trại. Điều này không chỉ giúp bạn dễ quản lí, chăm sóc bầy heo của mình mà còn giúp thịt heo săn chắc, da giòn, tiêu mỡ, mang đúng hương vị heo rừng nguyên chất.

Đối với heo trong thời kì sinh sản thì nên chú ý phát hiện thời kì động dục của heo nái và nên biết những dấu hiệu của heo đã mang thai như sau:

Heo rừng sau sinh
Cách nuôi heo rừng trước và sau sinh rất quan trọng
  • Thời kì động dục:
    • Vì heo giống lúc mang về còn non và nhỏ nên bỏ qua 2 lần động dục đầu và chú ý kích thích sinh sản ở lần động dục thứ 3.
    • Heo nái thường động dục trong khoảng 2 đến 3 ngày. Heo đến mùa động dục thường sẽ nhảy lên lưng con heo khác sau đó bắt đầu có những phản xạ giao phối như con đực. Đặc biệt, một đặc điểm dễ nhận dạng là heo cái mùa động dục nếu gặp phải heo đực sẽ rên và âm thanh đó sẽ trở thành còi báo hiệu cho người nông dân.
  • Thời kì sinh sản: Trong khoảng từ 18 đến 25 ngày hoặc lệch hơn một chút, nếu heo nái không động dục trở lại thì tức là chúng đã mang thai. Người nuôi cần chuyển chúng sang một chế độ ăn, chăm sóc mới khác với thời gian chưa mang thai.

Thức ăn khi nuôi heo rừng

Thức ăn nuôi heo rừng khác với nuôi heo rừng. Ngoài việc cho heo rừng ăn các loại thức ăn như thức ăn thô xanh, thức ăn giàu tinh bột, thức ăn bổ sung đạm và một số loại thức ăn chứa vitamin thì người dân cần biết thêm các cách trộn thức ăn giúp heo bổ sung đủ chất chỉ với 1 khẩu phần ăn như sau.

Bảng hướng dẫn trộn thức ăn nuôi heo rừng
Bảng hướng dẫn trộn thức ăn theo tỉ lệ để nuôi heo rừng

Vacxin và tiêm phòng bệnh trong khi nuôi heo rừng

  • Người dân cần theo đưa heo tiêm vắc-xin theo định kì và chỉ định của bác sĩ thú y. Mỗi loại vắc-xin sẽ có công dụng riêng và hiệu quả trong một thời gian nhất định nên bà con phải lưu ý để mang heo đi khám nếu có dấu hiệu lạ và chú ý thời gian để đưa heo đi tiêm vắc xin định kì.
  • Sau khi tiêm vắc-xin về heo sẽ chưa có khả năng miễn dịch ngay mà phải đợi sau 1 đến 3 tuần để thuốc phát huy hiệu quả (tùy từng loại vắc-xin mà thời gian phát tác sẽ khác nhau)
  • Không nên ỷ lại vào vắc-xin mà không thực hiện các biện pháp phòng bênh cho heo như vệ sinh chuồng trại, chế độ thức ăn,…
  • Khoảng 1 tháng trước khi lợn sinh, bà con nên mang heo nhà mình tiêm vắc xin Ecoli phù đầu và đợi sau 25 ngàu nếu heo nhà mình chưa sinh thì tiêm đợt 2.
  • Đối với lợn con mới sinh thì chú ý cho chúng uống men tiêu hóa với liều lượng vừa đủ (1 gói/đàn). Tùy theo số lượng đàn sẽ có sự điều chỉnh liều lượng thuốc.

Ngoài ra, bà con cũng nên đọc thêm nhiều bài học kinh nghiệm của những người chăn nuôi heo rừng trước để rút kinh nghiệm cho đàn heo nhà mình.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây