Độ pH của đất là gì và tầm quan trọng của pH đối với cây trồng (Phần 2)

0
4052
Độ pH của đất là gì và tầm quan trọng của pH đối với cây trồng
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Độ pH của đất là gì và tầm quan trọng của pH. Hiểu được độ pH của đất là gì cũng như tầm quan trọng của pH đối với cây trồng giúp chúng ta chọn đúng loại cây phù hợp với chất đất đó, hoặc có thể giúp chúng cải tạo được chất đất.

Nội dung chính

Các yếu tố ảnh hưởng tới độ pH của đất

Đọc phần 1: Độ pH của đất là gì và tầm quan trọng của pH đối với cây trồng (Phần 1)

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến pH của đất. Các yếu tố phổ biến nhất là thời tiết và khí hậu, pH của nước tưới, loại phân bón sử dụng. Bạn có thể dựa vào những loại cây mọc ở vùng đất mà bạn đang đánh giá để ước lượng độ pH tại vùng đất đó, được gọi là cây chỉ thị ví dụ như:

  • Vùng đất chua thì có Cỏ chè vè, cỏ Lau, Cỏ chít, …
  • Vùng đất phèn: gồm cỏ bàng, cây sậy, cỏ lác, cỏ ống, năng ngọt…

Sự thay đổi của pH tác động đến cây trồng

  • pH thấp làm kết tủa, hiệu suất hấp thụ phân bón thấp làm cây chậm phát triển.
  • Cây khó đậu trái do mất cân bằng các nguyên tố khoáng.
  • Môi trường axit/kiềm làm ức chế các rễ non phát triển, hệ nấm có hại phát triển mạnh, ức chế hệ nấm có lợi trong đất.
  • Phân bón kết tủa gây nên hiện tượng sét hoá, hệ số oxy trong đất thấp.
  • Giun đất không phát triển khi pH thấp hoặc cao.

Cải tạo độ pH trong đất

Độ pH của đất là gì và tầm quan trọng của pH đối với cây trồngNgày xưa ông bà ta hay có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để nói rằng làm nông cần có 4 yếu tố quan trọng cần phải tốt, nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế vì vụ mùa còn chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên. Ngày nay, với sự phát triển của nền nông nghiệp hiện đại tạo ra năng suất vượt bậc không còn phụ thuộc vào những điều kiện tự nhiên tác động từ bên ngoài, mọi thứ đều được chủ động và điều khiển theo ý muốn của con người để cây trồng đạt năng suất cao nhất.

Tuy nhiên hệ quả của sự hiện đại đó là đất trồng bị bức tử, rút cạn chất dinh dưỡng và bây giờ đất không khác gì “giá thể” chỉ để cây trồng bám rễ và sống nhờ phân bón vô cơ. Cho đến nay câu nói “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” của ông bà xưa vẫn còn đúng. Nước và phân bón là 2 yếu tố phổ biến thực tế tác động đến pH, từ một vùng đất có độ pH tốt đạt 6,5 – 7 tốt cho hệ thống rễ của cây trồng, nhưng khi ta tưới nước có pH thấp lên vùng đất đó và độc canh sử dụng phân bón vô cơ thì chắc chắn vùng đất đó sẽ trở thành vùng đất chết (đất chai) và đất bị chua không còn điều kiện lý tưởng để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

pH ảnh hưởng đến lân dễ tiêu trong đất, nếu đất quá chua lân phản ứng với sắt và nhôm làm cho lân không còn ở dạng dễ tiêu cho cây trồng hấp thu. Nhưng nếu đất quá kiềm, lân phản ứng với canxi và cũng trở thành dạng khó tiêu. Lân ở dạng dễ tiêu nhất cho cây trồng khi đất ở khu vực Goldilocks có tính chua (Andrew Margenot, Đại học Illinois).

Tìm hiểu ngay: 6 công thức hỗn hợp đất trồng tự làm cho khu vườn tại nhà

Có nhiều cách để làm cho lân dễ tiêu cho cây trồng hấp thu hơn như bón vôi để giảm độ chua của đất. Điều đó có thể làm lân ở dạng khó tiêu trở thành dạng dễ tiêu hơn, nếu đất quá kiềm thì thêm sắt sunphat, acid sunphuric hoặc canxi clorua, đây là giải pháp chính cho nông nghiệp quy mô lớn và tập trung, tuy nhiên bón vôi hay canxi clorua không phải là giải pháp bền vững. Và giải pháp an toàn hiện nay là bổ sung chất hữu cơ cho đất nhằm ổn định độ pH và lấy lại sự sống ban đầu theo đúng nghĩa đen cho đất.

Quá trình phân hủy hữu cơ giúp ổn định pH trong đất; axit hữu cơ cùng với CO2 giải phóng khoáng chất hòa tan và làm cho chúng hữu dụng cho cây trồng. Khi pH đất ổn định thì hạn chế được hoạt động của các loài nấm bệnh (nấm gây hại thường hoạt động mạnh ở pH đất thấp). Mùn (chất hữu cơ bị phân hủy ra nhỏ hơn) cung cấp một kho chứa các cation trao đổi và hữu dụng, mùn làm tăng tính đệm của đất. Dinh dưỡng sẽ được mùn giữ lại và giải phóng từ từ cho cây sử dụng, từ đó giúp hạn chế thất thoát dinh dưỡng hơn. Về cơ bản, khi nền đất được cải tạo bằng chất hữu cơ, duy trì hoạt động sống của vi sinh vật liên tục hoạt động bằng cách ổn định pH sẽ có nhiều tín hiệu tốt và cuối cùng cây sinh trưởng mạnh, năng suất tang và bền vững.

Cảm ơn bạn đã đọc series blog “Độ pH của đất là gì và tầm quan trọng của pH đối với cây trồng

Đọc phần 3: Độ pH của đất là gì và tầm quan trọng của pH đối với cây trồng (Phần 3)

Tác giả: Nguyễn Minh Triết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây