Cách chăm sóc cây chuối cảnh rẻ quạt

0
1643
Cách chăm sóc cây chuối cảnh rẻ quạt 1
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

So với nhiều loại cây cảnh khác, chăm sóc cây chuối cảnh rẻ quạt thực ra thường tốn nhiều thời gian, công sức hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà loài cây này không được ưa chuộng, chúng “hớp hồn” người yêu cây nhờ vẻ đẹp mộc mạc, hình dáng độc đáo, lạ mắt cũng như những công dụng tuyệt vời. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Agri để tham khảo ngay cách chăm sóc cây chuối rẻ quạt nhé!

Nội dung chính

Giới thiệu cây chuối cảnh rẻ quạt

Cách chăm sóc cây chuối cảnh rẻ quạt 2

Dù chỉ mới du nhập vào nước ta một vài năm trở lại đây nhưng nhờ vẻ đẹp độc lạ của mình, chuối rẻ quạt nhanh chóng nhận được nhiều sự ưu ái từ những người yêu cây cảnh.

So với những loài chuối cảnh khác chỉ cao tầm 1 – 1.2m thì chuối rẻ quạt như một “kẻ khổng lồ” vì sở hữu chiều cao trung bình lên đến 5 – 7m. Tuy nhiên cũng chính vì điều này mà cây chuối rẻ quạt có thể làm cảnh quan nhà bạn thêm phần nổi bật, tạo điểm nhấn, thu hút mọi ánh nhìn

Điểm nổi bật của loài cây này là hệ thống phiến lá vô cùng độc đáo. Lá có hình bầu dục thuôn dài, xếp đối xứng hai bên. Phần thân cây không phải chỉ có một thân trụ tròn dài mà gồm nhiều thân nhỏ có chung gốc xếp chồng lên nhau khiến tổng thể cây chuối trông không khác gì một chiếc quạt giấy màu xanh bắt mắt.

Hoa của chuối rẻ quạt khá lớn, có màu trắng ngà, thường mọc ra ở phần kẽ lá trên đầu ngọn. Hoa có dạng búp dài như hoa chuối thường thấy. Tuy nhiên, có một điểm khá đặc biệt là mỗi khi hoa nở sẽ có hình dạng như những chú chim thiên điểu xinh đẹp.

Ngoài vẻ đẹp độc đáo, mới lạ, cây chuối rẻ quạt còn có công dụng thanh lọc không khí cực kỳ tốt, hấp thụ những khí độc, đặc biệt các loại khí thải gây ra bởi các loại máy móc, thiết bị gia dụng nhờ sở hữu những tán lá khổng lồ.

Cách chăm sóc cây chuối cảnh rẻ quạt

Cách chăm sóc cây chuối cảnh rẻ quạt 3

Dù là giống cây nhập ngoại nhưng qua quá trình lai tạo cũng như “nhập gia tùy tục”, cây chuối rẻ quạt đã dần thích nghi với khí hậu nước ta. Với kích thước khổng lồ, cây chỉ thích hợp trồng ở những nơi có không gian rộng rãi, thoáng mát, có ánh sáng nhẹ. Ngoài các yếu tố điều kiện trên, trong quá trình chăm sóc cây, bạn cũng cần tùy chỉnh một số điều để cây phát triển tốt nhất.

Ánh sáng và nhiệt độ

Nhiệt độ trong khoảng 23 – 32 độ C là vô cùng lý tưởng dành cho cây chuối rẻ quạt, chúng  ưa sáng bán phần nên khi trồng nên đặt ở những vị trí thoáng gió có ánh sáng nhưng không quá gay gắt.

Đất trồng

Cây thích nghi tốt trong môi trường đất có thành phần hữu cơ nhiều, tơi xốp và thoát nước tốt. Trong quá trình chăm sóc, để gia tăng hàm lượng dinh dưỡng, bạn nên tiến hành bón thêm phân hữu cơ và thêm phân vi sinh cho cây 1 tháng 1 lần. Đất trồng cây cũng không nên cố định, sau vài năm nên thay đất trong chậu để lấy loại đất mới cho cây.

Lượng nước

Chuối rẻ quạt ưa điều kiện đất tơi xốp ẩm ướt nhưng không chịu được úng. Vậy nên, khi trồng nhớ đảm bảo đất luôn được thoát nước tốt, thoáng khí. Nếu trồng trong chậu đặt tại nhà thì không nên tưới nước thường xuyên.

Trong khi tới cũng cần lưu ý kỹ thuật nhỏ, nên tưới từ từ để nước ngấm vào đất, tốt nhất có khay giữ nước để tránh tràn ra nền nhà. Hơn nữa, khi trưởng thành cây chuối rẻ quạt sẽ có kích thước khổng lồ, vậy nên đặt cây trên giá đỡ hoặc chuyển cây ra đất để tránh bị đổ ngã nhé.

Ngoài việc bổ sung nước cho gốc cây, hàng tuần nên tưới nước phun vào cây và lau lá cây để tăng vẻ đẹp, tăng cường độ ẩm và kích thích sự quang hợp trao đổi chất cho cây.

Cách phòng chống một số loại sâu bệnh hại

Cách chăm sóc cây chuối cảnh rẻ quạt 4

Chuối rẻ quạt vốn có lá bản to và khả năng chống chịu yếu nên cây rất dễ thường xuyên mất các bệnh sâu bệnh hại. Phần đọt chuối thường là nơi thu hút các loại rệp sáp gây hại. Rệp rỉ sắt làm ảnh hưởng đến bề mặt sau của lá, hoặc gây ra các hiện tượng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cây cảnh như úng rễ, đốm đen, vàng lá, héo lá,…

Để phòng chống các loại sâu bệnh này, bạn nên tiến hành lau chùi lá cây, phần bẹ cây thường xuyên để ngăn cản sự phát triển của các loài rệp đồng thời thường xuyên bón phân đúng hạn để bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho cây.

Bên cạnh đó, hãy thường xuyên làm sạch cỏ dại, xáo đất và đặc biệt bón thêm vôi xung quanh chỗ trồng để diệt trừ mầm bệnh hại.

Trong trường hợp cây đã xuất hiện dấu hiệu bị sâu bệnh gây hại, bạn nên tiến hành phun xịt một số loại thuốc bảo vệ thực vật với từng loại sâu bệnh theo đúng liều lượng và hướng dẫn trên bao bì.

Xem thêm: Cách trồng cây chuối rẻ quạt thiết kế vườn nhà

Tại sao không nên trưng cây Monstera trong nhà?

Chăm sóc Alocasia Silver Dragon như thế nào mới hiệu quả? 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây