Bật mí kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa tại nhà đơn giản

0
6508
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nấm rơm là loại thực phẩm ngon, dễ ăn lại cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu thường có trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Trước đây, loại nấm này thường được trồng ở các ụ rơm, khó chăm sóc nên người ta thường ra chợ để mua. Kể từ khi kỹ thuật trồng nấm rơm bằng mùn cưa trở nên phổ biến, nhiều chị em muốn học cách thức này để trồng nấm rơm ngay tại nhà. Vậy chi tiết kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa tại nhà ra sao?

Bật mí kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa tại nhà đơn giản
Bật mí kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa tại nhà đơn giản  

Nội dung chính

1. Chuẩn bị và xử lý mùn cưa

Với kỹ thuật trồng nấm rơm bằng mùn cưa, đương nhiên bước đầu tiên bạn cần làm chính là chuẩn bị mùn cưa và xử lý chúng.

Chuẩn bị một lượng mùn cưa đáp ứng nhu cầu trồng nấm rơm của bạn. Thông thường người ta sẽ chất mùn cưa thành đống rộng khoảng 1,5 – 2m, cao 1 – 1,2m. Tiếp đó, tưới nước vôi tỷ lệ 3% đều lên mùn cưa sao cho độ ẩm mùn cưa vào khoảng 50 – 60%, ủ trong khoảng 15 ngày.

Sau 5 ngày lại đảo nguyên liệu mùn cưa đều lên một lần, nhiệt độ ủ thích hợp nhất là từ 60 đến 70 độ C giúp mùn cưa được ủ đều từ ngoài vào trong.

Mục đích chính của việc tưới nước vôi và ủ mùn cưa là để phân giải thành phần mạt cưa thành chất dễ tiêu. Đồng thời cũng kích thích xạ khuẩn giúp mùn cưa nhanh phân hủy và tiêu diệt các vi sinh vật có hại.

Sau khi ủ mùn cưa trong 15 ngày, bạn cần tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho mùn cưa trước lúc trồng nấm rơm. Cách bổ sung dinh dưỡng có ích nhất là dùng phân hữu cơ, phân vô cơ hoặc phân khoáng để trộn chung vào mùn cưa. Nguyên tắc bổ sung là:

  • Phân hữu cơ không quá 20% khối lượng mùn cưa ủ
  • Phân vô cơ không quá 5%
  • Phân khoáng không quá 1%

2. Chuẩn bị nơi trồng nấm và chọn meo giống

Có thể trồng nấm ngoài trời hay trong nhà tùy theo điều kiện, sở thích của từng người. Tuy nhiên nơi trồng nấm rơm phải là nơi sạch sẽ, cao ráo để tránh tình trạng ngập úng gây thối hay ảnh hưởng chất lượng nấm.

Tuyệt đối không trồng nấm rơm tại những nơi ô nhiễm gần nguồn nước thải, khói bụi hay hóa chất.

Trồng nấm không dùng hạt giống hay cây con mà cần đến meo giống đóng sẵn ở bịch. Khi mua meo giống bạn cần chú ý chọn bịch meo có sợi tơ nấm màu trắng trong, lốm đốm hồng, mở bịch có mùi thơm của nấm rơm.

Không chọn bịch meo có màu lạ như nâu, vàng, hay cam và có mùi hôi chua.

Có thể trồng nấm rơm bằng mùn cưa trên kệ đặt trong nhà
Có thể trồng nấm rơm bằng mùn cưa trên kệ đặt trong nhà

3. Tiến hành gieo trồng nấm rơm

Gieo trồng nấm rơm bằng mùn cưa hiện nay chủ yếu thực hiện theo 2 phương pháp là trồng vô khuôn hay trồng đắp mô.

Phương pháp trồng nấm vô khuôn, người ta chuẩn bị những khuôn dạng hình thang, hở 2 mặt, nhồi mùn cưa vào khuôn theo từng lớp dày 10cm. Tiếp đó cấy giống vào khuôn, cách bìa 5 – 10cm, mỗi cây cách nhau 20cm.

Trồng vô khuôn thích hợp với gieo trồng nấm rơm phủ bạt kín ngoài trời hay kệ trong nhà.

Phương pháp đắp mô, người ta làm luống, rải mùn cưa dày 5cm, rộng 30 – 40cm theo hai đường meo giống hai bên luống. Tiếp đến rải các lớp bã thải thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Cuối cùng phủ 1 lớp rơm sạch bao quanh bên ngoài làm áo mô.

Nấm rơm sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường mùn cưa giàu dinh dưỡng
Nấm rơm sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường mùn cưa giàu dinh dưỡng

4. Chăm sóc và thu hoạch

Gieo trồng meo giống xong, bạn cần chú ý đến quá trình chăm sóc để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của nấm rơm đồng đều và mạnh mẽ nhất.

Quy trình chăm sóc nấm rơm trên mùn cưa cho đến ngày thu hoạch như sau:

  • Giai đoạn nuôi ủ tơ: cần chú ý nhiệt độ và độ ẩm, nhiệt độ trong mô luôn phải giữ ở mức trên 35 độ C, độ ẩm cơ chất là 55 – 60%, độ ẩm nơi trồng nấm là 80 – 90%, phủ rơm 2 lớp làm áo để che chắn bớt ánh sáng và giữ ẩm
  • Tưới nước: hạn chế tưới trong giai đoạn nuôi ủ tơ, chỉ sau 12 – 15 ngày sau xếp mô mới cần tăng lượng nước tưới, tưới đều mô nấp kích thích sự phát triển
  • Thu hoạch: Nấm rơm có thể được thu hoạch 15 – 20 ngày sau thời điểm cấy meo, lâu hơn trồng trên rơm khoảng 3 ngày đến 1 tuần

5. Đánh giá ưu nhược điểm kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa

Như vậy, kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Có thể dễ dàng áp dụng tại nhà
  • Cho năng suất cao, đảm bảo chất lượng thành phẩm, an toàn sức khỏe
  • Tiết kiệm thời gian, công sức chăm sóc
  • Không mất nhiều chi phí đầu tư

Tuy nhiên, nhược điểm của kỹ thuật này là cần phải tỉ mỉ trong khâu gieo trồng, chăm sóc và thời gian thu hoạch lâu hơn phương pháp trồng bằng rơm truyền thống.

Kỹ thuật trồng nấm rơm bằng mùn cưa dễ áp dụng tại nhà
Kỹ thuật trồng nấm rơm bằng mùn cưa dễ áp dụng tại nhà

Sau bài viết, chúng tôi hi vọng chị em đã hiểu hơn về kỹ thuật trồng nấm rơm bằng mùn cưa đơn giản tại nhà. Nếu rảnh, đừng quên bắt tay vào thực hiện ngay nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây