Trồng sứ không hề khó chỉ với những kỹ thuật sau

1
1478
Trồng sứ dễ dàng cùng Agri
Trồng sứ sao cho đẹp cũng là một bài toán khó
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nhiều người ngộ nhận rằng chuyện trồng sứ vô cùng khó khăn nhưng thực chất, đến cả người vụng về cũng có thể trồng sứ. Hoa sứ mang nhiều màu sắc, mỗi màu có mỗi vẻ đẹp, mỗi hương thơm riêng. Bên cạnh đó còn được ca ngợi rằng mang theo sự may mắn nên được nhiều nhà ưu ái trồng trước, cầu mong tài lộc.

Vậy nên trồng hoa sứ như thế nào để vừa dễ dàng lại cho hiệu quả cao? Hãy theo dõi bài viết này nhé!

Cây hoa sứ đẹp
Cây hoa sứ đẹp ra hoa rực rỡ

Nội dung chính

Chọn đất trồng sứ:

Cây sứ không kén đất như mọi người thưỡng ngộ nhận và đặc biệt là nó có thể sinh trưởng bình thường trên các loại đất xung quanh nhà cũng ta như: đất cát, đất thịt hoặc đất thịt nhẹ.

Người trồng sứ có thể trộn hỗn hợp đất theo công thức 1:1 hoặc 2:3 giữa đất nền và giá thể (xơ dừa, vỏ trấu, vỏ đậu phộng mục…) Nếu đất nhà bạn bị chua có thể trộn với vôi, vừa khử chua vừa diệt khuẩn, mầm bệnh.

Kỹ thuật trồng sứ:

Có nhiều cách để trống sứ. Nhưng nhiều kinh nghiệm cho thấy rằng, việc giâm cành thay vì gieo hạt trực tiếp vào đất sẽ thành công hơn và có thể thuận tiện đặt chậu ở bất kỳ nơi nào mình muốn.

Trồng sứ
Chọn chậu trồng sứ phù hợp

Ngoài đất trộn sẵn từ đất nền và giá thể đã nói ở phần trên bạn có thể sử dụng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu. Đổ đất đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào; chỉnh sửa, định hình sao cho bộ rễ của cây sứ xoè ra cân đối. Sau đó đỏ thêm đất vào chậu sao cho đất vừa gần ngang miệng chậu mà không lấp rễ. Phần miệng chậu và đất chênh nhau 1 chút nhỏ để tưới nước không tràn.

Sau một thời gian khá lâu, khi bộ rễ của cây hoa sứ phình to thì bạn phải chuyển cây sang chậu mới to hơn, vừa vặn với bộ rễ và đồng thời nâng bộ rễ cao hơn miệng chậu và tỉa lại cành cho cây đẹp hơn.

Trồng sứ lưu ý bón phân cho cây:

– Cây sứ sau mới trồng từ cành giâm đến dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10 đến15 gram phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE cùng với 10 hoặc 15 lít nước tưới đủ ẩm khối lượng nước cây cần. Loại phân bón này tuy tốt nhưng không nên sử dụng mãi hoặc sử dụng tức tiếp, liên tục. Nên bón phân cách nhau khoảng 15 đến 20 ngày/lần. Có thể sử dụng phân bón lá Đầu Trâu 005 để kích thích cây ra chồi, lá, rễ. Tuy nhiên không nên lạm dụng mà nên sử dụng theo định kì 7-10 ngày/lần.

– Cây sứ được trồng từ 6 tháng đến 1 năm: Cách 20 đến 30 ngày phải chú ý bón thúc định kỳ 20-30gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu cho cây.

– Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Nên chú ý bón thúc cho cây định kỳ 20-30gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau khoảng 20-30 ngày/lần. Có thể tận dụng phân Đầu Trâu 007 để kích thích ra hoa cho cây hoặc 009 giúp hoa lâu tàn

Trồng sứ đừng quên tưới nước cho cây:

Sứ được xem là loài cây chịu hạn tốt tuy nhiên trồng sứ cũng như trồng nhiều loại cây khác, cần cung cấp đủ nước cây mới phát triển được. Đối với người trồng sứ thì nên sử dụng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun để tưới cây. Nếu tưới quá nhiều nước có thể dẫn đến ngập úng, gây thối rễ, chết cây. Chỉ nên tưới nước khi đất mất độ ẩm cần có.

Trồng sứ phải phòng trừ sâu bệnh hại:

Bệnh do sâu xanh:

Trồng sứ
Sâu xanh gây bệnh trên cây sứ

Có biểu hiện là trên đọt lá có xuất hiện những đốm nhiều kích thước màu đen. Thường thì loại sâu này chỉ mất đến 2 hay 3 ngày là có thể ăn trụi cả lá và ngọn cây. Cách chữa: Sử dụng thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu hoặc Bassa.

Bệnh do rầy bông và bọ sứ:

Bệnh này thường khó phát hiện. Người trồng sứ phải để ý xem cây nhà mình có nhiều kiến bất thường hay không. Nếu có thì phải chú ý kiểm tra đọt lá vì có lẽ sau khi bị bọ, trên lá còn đọng lại chất nhựa nhầy ngọt hấp dẫn đàn kiến. Đồng thời cũng có thể phán đoán thông qua những hạt phấn trắng còn mắc lại trên ngọn cây.

Nếu để tình hình này diễn biến thêm nhiều ngày thì có khả năng sẽ làm hư thối cả ngọn sứ. Khi thấy dấu hiệu của rầy bông và bọ sứ xuất hiện trên lá thì phải phun thuốc, ngăn không cho chúng đẻ trứng.

Người trồng sứ có thể sử dụng các loại thuốc như Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND… để diệt bệnh hại. Nếu bệnh diễn biến nhẹ thì khi phát hiện thấy rầy hãy lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng.

Bệnh do rệp, nhện đỏ gây ra:

Bệnh trên cây sứ
Bệnh do nhện đỏ gây ra

Nhện đỏ là loại nhện có thân rất bé, màu đỏ, mắt thường nếu nhìn không kĩ sẽ nhầm với kiến lửa hoặc bông len dính trên lá nếu chúng không chịu di chuyển. Lá non sau khi bị bệnh thường trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Người trồng sứ có thể sử dụng Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus… là những loại thuốc tốt nhất để chữa bệnh này. Lưu ý, loại bệnh này tốt nhất nên phòng vì rất khó chữa. Phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Bệnh đốm vàng trên lá:

trồng sứ
Bệnh trên cây sứ

Lá sứ sau mùa mưa hoặc gặp phải gió lớn thường dễ xuất hiện nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng khiến lá sứ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Trong quá trình trồng sứ nếu phát hiện khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm (có thể dễ dàng mua được từ các cửa tiệm)

Bệnh thối nhũn:

Bệnh thối nhũn trên cây sứ thường gặp ở cây sứ Thái. Bệnh này lan rất nhanh. Vì nhiều người không biết rõ nên chủ quan, thấy lá xuất hiện đốm nhỏ không chữa đến khi chúng lan khắp lá gây cây bị thối mềm nhũn mới lo lắng tìm cách chữa trị thì đã muộn.

Đối với loại bệnh này, người trồng sứ nhanh chóng cắt bỏ hết phần lá bị nhiễm bệnh hoặc mới chỉ bắt đầu xuất hiện bệnh. Sau đó lấy vôi bôi vào vết cắt để kịp sát trùng cho cây . Những loại thuốc sát trùng dễ tìm mua như: Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN…

Trồng sứ không hề khó kể cả đối với những người vụng về nhất. Chỉ cần có những kỹ thuật trên thì dù có khó cũng hoa dễ dàng. Ngoài trồng sứ, bạn có thể thao khảo thêm những loại cây dễ trồng trong nhà khác: Top 6 loại cây xanh giúp bạn giàu sang, khỏe mạnh

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây