Phân bón sinh học đã và đang dần thay thế các sản phẩm phân hóa học vô cơ bởi chất lượng, hiệu quả vượt trội của nó. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phân bón hữu cơ có nguồn gốc sinh học ngày càng có giá thành rẻ, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản, mang lại giá trị cao trong canh tác nông nghiệp
Phân bón sinh học là gì ?
Giống như thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học là các chế phẩm có nguồn gốc sinh học (các chất hữu cơ, vi lượng, khoáng, vi sinh vật….).
Cách sử dụng phân bón sinh học
Tùy vào loại đất sản xuất, giống cây trồng, mà sử dụng phân bón sinh học một cách hợp lý. Khi áp dụng phân bón sinh học để cải tạo đất nên trộn với các giá thể khác như phân chuồng đã hoai mục, tro trấu hay xơ dừa để phân tán tốt lượng vi sinh đều mặt đất.
Phân bón sinh học rất thích hợp khi bổ sung vào đầu giai đoạn trồng tức là bón lót hoặc sau mỗi vụ thu hoạch nhằm tăng khả năng ra rễ; giải độc cho đất, phòng bệnh cho rễ cây cũng như giúp bổ sung lại lượng vi sinh vật đã mất trong quá trình canh tác.
Lưu ý: Khi bón phân sinh học cần nên cách ly đối với vôi, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ ít nhất là 5-7 ngày.
Những ưu điểm vượt trội của phân hữu cơ sinh học
-
Nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản
Đây là điều dễ nhận thấy nhất khi sử dụng các loại phân có thành phần hữu cơ sinh học. Các chất, hợp chất, khoáng chất, vi lượng ( N,P,K…) đầy đủ trong phân bón giúp cây trồng tối đa hóa sản lượng. Mặt khác, các dưỡng chất, vi lượng, vi sinh vật… còn giúp cây trồng phát triển một cách ổn định “thuận tự nhiên” đem đến chất lượng nông sản vượt trội, không tàn dư các hóa chất độc hại như phân hóa học vô cơ.
-
Tăng cường sức đề kháng, chống lại sâu bệnh
- Phân hữu cơ sinh học giúp cây trồng tăng sức đề kháng để chống lại một số loại sâu bệnh đặc thù trên cây bằng 2 cơ chế
- Nâng cao sức đề kháng tự thân
- Các hỗn hợp tinh dầu có trong phân hữu cơ có tác dụng xua đuổi và ngăn ngừa các loại côn trùng, sâu bọ.
-
Bảo tồn, cải tạo môi trường đất
Là một ưu điểm vượt trội mà không một loại phân hóa học vô cơ nào có được. Các chất hữu cơ có trong phân sinh học kết hợp với các chất hữu cơ trong đất tạo thành những cấu trúc sinh học bền vững giúp chống xói mòn đất. Mặt khác, phân hữu cơ sinh học còn có tác dụng khử phèn, khử chua, khử độc cho đất ( độc vô cơ và hưu cơ ), giúp nâng cao chất lượng đất.
-
An toàn, linh hoạt trong sử dụng, ứng dụng công nghệ
Phân hữu cơ sinh học không chứa các hóa chất độc hại, an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường ( còn có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường đất như đã đề cập).
Đặc biệt, phân hữu cơ sinh học còn dễ dàng được sử dụng thông qua các thiết bị công nghệ cao, nhằm giảm sức lao động, tăng hiệu quả phun-rải phân bằng máy bay nông nghiệp P-Globalcheck – máy bay không người lái, phun thuốc bvtv, rải phân, sạ giống.
Thời gian qua, đã nhiều dự án kết hợp phân bón hữu cơ với máy bay P-Globalcheck đem lại hiệu quả rất cao. Việc rải phân bằng máy bay nông nghiệp cho phép phân hữu cơ sinh học được phân bổ đều, tăng hiệu quả phản ứng của phân bón, đồng thời rút ngắn thời gian, giảm sức lao động sống.
Phân bón nguồn gốc hữu cơ sinh học, tương lai của nông nghiệp
Với những ưu điểm vượt trội vừa đề cập ở trên, phân bón hữu cơ sinh học chắc chắn sẽ là một thành tố quan trọng có tính quyết định trong nền nông nghiệp hiện đại, xanh và bền vững.
Việc ngày càng có nhiều các đơn vị, tổ chức tham gia vào công tác nghiên cứu và sản xuất phân hữu cơ sinh học như công ty Nông Phát Đạt sẽ tạo ra thêm nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng hóa sự lựa chọn cho nông dân.
Mặt khác, sự kết hợp linh động giữa phân bón hữu cơ và máy bay nông nghiệp P-Globalcheck giúp tối đa hóa sức mạnh của dòng sản phẩm này. Nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã và đang phát triển theo hướng hữu cơ, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ sinh học, cũng như công nghệ số để không ngừng phát triển và thành công hơn.