Top 3 cây tùng kiểng được ưa chuộng nhất hiện nay

0
2837
Top 3 cây tùng kiểng được ưa chuộng nhất hiện nay 1
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, cây tùng kiểng đã trở thành một trong những loại cây cảnh có giá trị, được ưa chuộng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ mến mộ, yêu thích nó vì vẻ ngoài đẹp, sang và chất lừ chứ rất ít người có thể hiểu một cách sâu sắc về loài cây này. Hôm nay, Agri sẽ dẫn bạn khám phá tất tần tật về cây tùng kiểng, từ nguồn gốc, đến ý nghĩa cũng như giới thiệu cho bạn một số loại tùng nổi tiếng hiện nay qua bài viết sau đây.

Nội dung chính

Giới thiệu về cây tùng kiểng

Nhìn qua, có thể nhiều người sẽ nhầm lẫn tùng kiểng với cây thông, điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì chúng đều thuộc họ lá kim. Cây tùng mọc thẳng với nhiều cành lá nhỏ nhắn, chiều cao trung bình của cây là khoảng từ 15-20m. Mang đặc điểm đặc trưng của cây xứ lạnh, lá tùng kiểng thường khá dày và rất xanh. Đặc biệt, đây là loại cây có tuổi thọ rất cao, có thể gắn bó lâu năm với con người.

Trong “tứ đại mộc”, cây tùng được xếp ở vị trí đầu tiên. Điều này chứng tỏ, không chỉ đến hôm nay mà trong quá khứ, người xưa cũng từng rất ưa chuộng cây tùng. Thậm chí, chúng còn trở thành biểu tượng của người quân tử bởi dáng đứng hiên ngang, mạnh mẽ. Đồng thời, bốn cây trong bộ tranh tứ quý này tượng trưng cho bốn mùa trong năm, trong đó cây tùng được tượng trưng cho mùa đông.

Cây tùng kiểng bắt nguồn từ hai nguồn gốc chính là tùng tự nhiên và tùng cảnh.

Ý nghĩa của cây tùng kiểng

Với sức sống bền bỉ, cây tùng được mệnh danh là loài cây đại thọ, có tuổi đời lâu nhất trong tất cả các loài cây, có cây có thể sống được đến hàng trăm năm, từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Vì vậy, cây có ý nghĩa biểu tượng cho sự trường thọ, vững bền, dài lâu. Nhờ ý nghĩa này, chúng thường được trồng trước nhà nhằm giữ những vận khí tốt cho gia chủ.

Biểu tượng cho người quân tử và sức sống mạnh mẽ trong mùa đông lạnh giá, cây tùng giúp gia chủ thu hút nguồn sức lực tiềm tàng, luôn giữ được sự may mắn, thần sắc dù trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt nhất. Hơn hết, thân cây thẳng, khỏe mạnh và tỏa ra mùi hương thơm nhẹ, rất có lợi trong việc trừ tà ma cũng như xua đuổi các vận khí xấu.

Cành lá của cây mọc sum suê, cân đối và hài hòa nhau tượng trưng cho hạnh phúc đong đầy, trọn vẹn. Nếu về thăm lăng mộ tổ tiên, bạn cũng có thể thấy các cây tùng thường được trồng trong khu vực linh thiêng này với hàm ý về sự phù hộ, công đức của tổ tiên dành cho các thế hệ con cháu, mong muốn con cháu ăn nên làm ra.

Ngoài các ý nghĩa nổi bật về phong thủy, cây tùng kiểng còn mang lại hiệu quả cao về kinh tế khi trở thành một loại gỗ quý, được ưa chuộng trên thị trường. Đặc biệt, nhựa cây cũng trở thành nguyên liệu trong những bài thuốc đông y cổ kim quý hiếm.

Các loại cây tùng kiểng phổ biến hiện nay

Cây tùng cối

Top 3 cây tùng kiểng được ưa chuộng nhất hiện nay 2Cây tùng cối

Cây tùng cối có tên khoa học là Juniperus chinensis Sargentii, hay còn được gọi với cái tên duyên tùng. Đặc trưng của nó là thân cây có màu vàng nâu sẫm, sần sùi, khi đến gần sẽ ngửi thấy mùi nhựa cây thơm lan tỏa. Lá cây hình kim, có màu xanh tươi và thường mọc thành từng búi nhỏ. Tùng cối thường được ưa chuộng làm cây bonsai nhờ có bề ngoài rất cứng cáp nhưng không thô, vẫn tỏa ra khí chất sang trọng, quý phái.

Cây tùng bách

Top 3 cây tùng kiểng được ưa chuộng nhất hiện nay 3Cây tùng bách

Có nguồn gốc từ New Caledonia, cây tùng bách có tên khoa học là Araucaria Excels. Điểm nổi bật của giống tùng này là cây rất cao, có thể lên đến 15-20m, mọc thẳng đứng, dáng đứng hiên ngang đâm thẳng lên trời xanh, nhìn từ xa trông rất bắt mắt và lôi cuốn.

Các cành cây được xếp theo chiều ngang cuộn lại thành vòng tròn và nhỏ dần về phía đỉnh rất cân đối. Lá cây sum suê, phù hợp trồng trước các tòa nhà cao tầng, hay trong các công viên lớn.

Cây thủy tùng

Top 3 cây tùng kiểng được ưa chuộng nhất hiện nay 4Cây thủy tùng lớn

Thủy tùng hay còn gọi là cây thông nước, được trồng nhiều ở vùng sông nước miền Nam nước ta. Cây có kích thước khá khủng với chiều cao lên tới gần 30m và đường kính khoảng 1m.

Tuy nhiên, cây thủy tùng vẫn có thể trở thành cây bonsai nếu sử dụng những cây non. Chúng phục vụ nhiều cho mục đích khai thác, sử dụng gỗ bởi ưu điểm nổi trội là dáng cây mọc thẳng. Gỗ cây không bị mối mọt đục, các đường vân gỗ sắc sảo, đậm nét. Với những ưu điểm trên, cây thủy tùng bị khai thác khá nhiều dẫn đến bị đưa vào sách đỏ. Giờ thì nhiều người chắc cũng hiểu tại sao cây thủy tùng lại được săn đón với giá đắt đỏ như thế nào rồi chứ!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây