Nếu bạn là một tay chơi lan chính hiệu hay chỉ là một người yêu lan thì không ai là không biết đến lan mokara. Một loài hoa đẹp rực rỡ và khá đắt đỏ. Không phải vô cớ mà giá của chúng lại cao như thế. Vẻ đẹp của những chùm mokara sẽ khiến bạn mê mẩn nhớ mãi khi bạn trông thấy chúng từ lần ngắm đầu tiên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kĩ thuật trồng loài lan mokara này nhé!
Giới thiệu về lan mokara
Lan mokara thuộc loại phong lan được lai tạo từ ba giống lan khác nhau là Arachnis (lan bò cạp), Ascoentrum và Vanda. Có thể nói, giống lan này là sự kết hợp những đặc tính tốt của bố mẹ chúng là có sức sống mạnh mẽ của Ascoentrum và vẻ đẹp từ Vanda xinh đẹp.
Đặc điểm của lan mokara
- Lan mokara thuộc nhóm hoa đơn thân không có giả hành.
- Thân mọc cao lên về phía đỉnh. Mokara có độ cao trung bình khoảng 60cm. Phần thân của mokara mọc dài và mang cả lá và rễ.
- Phần lá màu xanh non có dạng dài, hình lòng máng hay hình trụ mọc theo hướng cách nhau ở hai bên thân.
- Đoạn rễ trần mọc từ thân xen kẽ với phần lá và khi mọc chúng sẽ xẻ bẹ lá và chui ra ngoài dọc theo chiều dài của cây.
- Nếu thuộc loại lưỡng tính thì lan mokara đối xứng hai bên và phần phát hoa mọc ở giữa từ nách lá đến giữa thân.
- Lan mokara thông thường có năm cánh với nhiều sắc màu đa dạng như: vàng, tím, đỏ, hồng và cam rất rực rỡ.
Nếu được sinh trưởng trông điều kiện thuận lợi với sự chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ, lan mokara có thể nở đẹp quanh năm. Với những nhà trồng tốt thì lan mokara có thể nở rộ từ 6 – 8 lần/năm.
Điều kiện phát triển của lan mokara
- Nhiệt độ: Lan mokara có phổ nhiệt độ khá rộng từ 25 độ đến 32 độ C.
- Ánh sáng: Lan mokara là một trong số những loài phong lan chịu được nắng tốt. Với những vùng lan nở đẹp nhất, chất lượng nhất, ở đó thường có cường độ nắng khoảng 70%.
- Độ ẩm: Mokara ưa thích điều kiện độ ẩm môi trường vào khoảng từ 70%-75%.
- Độ thông thoáng: Những vùng thiếu thông thoáng dễ gia tăng bệnh cho lan mokara. Trường hợp ở nơi quá thông thoáng, mát mẻ như đồng trống sẽ làm tăng bốc hơi nước làm cho môi trường có độ ẩm thấp, cây thoát hơi nước mạnh làm cây kém phát triển nên cần phải che chắn, bảo vệ tốt tránh hư hại, tổn thất.
Chế độ tưới nước cho lan mokara
Vì thuộc nhóm phong lan ưa sáng và độ ẩm cao nên chế độ nước tưới cho cây khá quan trọng. Cây lan sẽ sinh trưởng và phát triển tốt thì cần có một chế độ tưới nước nhiều và đồng đều theo từng cây. vì nếu tưới không đủ nước cây sẽ héo khô và thân lá có hiện tượng teo lại. Nếu thừa nước rễ có thẻ bị thối.
Tưới nước cho phong lan phải đảm bảo yêu cầu nước tưới không mặn, phèn, không cứng (chứa Ca2+, Mg2+,…), pH tối ưu từ 5,5 – 6,8. Phương pháp tốt nhât là tưới phun sương đặc biệt là trồng lan trong điều kiện nhà kính.
Các nguyên tắc cần chú ý:
- Tưới tạo độ ẩm xung quanh môi trường trồng sẽ tốt hơn thay vì chỉ tưới ẩm cục bộ trong chậu hay trong giá thể.
- Tưới đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng hoặc tưới quá muộn làm cây dễ bị bệnh.
- Khi phun sương trong những ngày nắng nóng sẽ rất tốt cho phong lan con, giúp làm tăng độ ẩm không khí và làm nhiệt độ giảm, nên tăng số lần tưới lên 3-4 lần/ngày và giảm lượng nước nhằm tránh cây quá ẩm dễ bị hư thối và bệnh.
- Đảm bảo lượng ánh sáng hấp thụ vừa đủ cho lan mokara mới trồng.
Kĩ thuật trồng lan mokara
Giá thể trồng cây
- Giá thể trồng được ở nhiều giá thể khác nhau nhưng với dáng cây thẳng thì phù hợp nhất vẫn là trồng trong chậu. Với những chậu có kích thước nhỏ cỡ khoảng 30x40cm cần có nhiều lỗ thoát ở bên cạnh để thoáng đất.
- Chú ý trồng lan mokara cần phải làm thêm một trụ bằng nhựa hoặc tre cao khoảng 100cm để có thể làm trụ đỡ cho lan bám vào.
- Chuẩn bị giá thể gồm có trấu, than củi và vỏ đậu phồng.
- Với giá thể xơ dừa trồng trong chậu phải chú ý chế độ tưới nước cho lan không để bị ngậm nước gây thối rễ. Nên dùng để lót đáy rổ treo hay chậu hoặc trồng những loại lan cần ráo nước.
Cách trồng lan mokara
Bước 1:Đầu tiên bạn xếp phần than củi vào đáy chậu rồi rắc đều vỏ đậu phồng lên trên. Dùng cọc tre cắm cố định và cắm vào giữa, chắc chắn chính giữa chậu lan.
Bước 2: Xếp lan vào chậu và sử dụng dây nhựa buộc cố định lại với trụ mới dựng. Không nên chọn những rễ quá sâu mà phải chọn những rễ nông.
Bước 3: Sau đó tưới nước để giữ ẩm cho lan luôn và treo ở nơi thoáng mát không có ánh sáng chiếu quá mạnh. Mỗi ngày bạn tưới cho chậu lan Mokara 2 lần và cố gắng giữ nhiệt độ từ 25-30°C để giúp cây ra hoa.
Bón phân
Trong số những loại lan thì lan mokara có yêu cầu dinh dưỡng khá cao nên cần thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho chúng. Việc bón phân cho lan mokara là điều khá cần thiết bằng việc sử dụng phân NPK phối trộn và hòa chung với nước hoặc các dạng phân chuồng để sao có nồng độ loãng thích hợp tưới cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Lan mokara khỏe mạnh và ít khi bị dịch bệnh tấn công. Những loại bệnh phổ biến nhất của loại lan này thường do rệp và một số lớp bồ hóng tạo thành lớp đen bám trên lá. Tưởng chừng phòng ngừa với sâu bệnh nhưng không ngược lại rất đơn giản. Đối với lớp bồ hóng, bạn lấy khăn ướt mềm và lau nhẹ cho cây. Nếu xuất hiện rệp bạn có thể sử dụng thuốc secsaigon và phun đều lên cây nào có. Vào những lúc xuất hiện mùa mưa bạn nên sử dụng thêm thuốc khác sinh như Kasumin, Vadydamicin phun đều lên cây.
Để Mokara khỏe mạnh hơn, có năng suất và chất lượng cao bạn nên thường xuyên quan sát và chăm sóc lan, loại bỏ đi những lá già, lá vàng và héo úa.
Kỹ thuật trồng lan Mokara mà chúng tôi chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Còn chờ đợi gì nữa mà không bắt tay ngay vào việc trồng loại lan mang vẻ đẹp tinh tế này nữa nào. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: https://agri.vn/ten-cac-loai-hoa-lan-hiem-duoc-dan-tinh-dien-dao-san-lung/