Mách bạn cách làm đất trồng hoa hồng leo trong chậu

0
1349
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Như chúng ta đã biết, hoa hồng leo là giống hồng có khả năng leo thân lên cao, nhiều cành nhánh, tán lá xum xuê. Do đó mà người ta thường ưu tiên trồng hồng leo ra ngoài đất cạnh các bức tường lớn hay cổng nhà. Tuy nhiên, không ít gia đình vì diện tích đất không có nên phải trồng hoa hồng leo trong chậu. Vậy làm thế nào để hồng leo trồng chậu vẫn phát triển nhanh và sai hoa không kém trồng ngoài đất? Bỏ túi ngay cách làm đất trồng hoa hồng leo trong chậu giàu dinh dưỡng dưới đây nhé.

Cách làm đất trồng hoa hồng leo trong chậu có khó không?
Cách làm đất trồng hoa hồng leo trong chậu có khó không?
  1. Nội dung chính

    Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái của hoa hồng leo

Thực tế, mỗi giống hoa hồng đều sở hữu những đặc điểm hình thái và sinh thái riêng. Do đó, với mỗi cây hồng muốn trồng bạn đều cần phải tìm hiểu trước các đặc điểm này để biết cách trồng và chăm sóc đúng cách:

Về đặc điểm hình thái

  • Hoa hồng leo là giống hồng thường có gốc hóa gỗ, phần thân leo cao, cũng có loài nhiều tán lá buông rũ từ ngọn xuống. Để cây hoa có điểm tựa leo chắc và nhanh hơn, cần trồng chúng cạnh các bờ tường, rào, cổng nhà, hay giàn leo,…
  • Tán lá hoa hồng leo thường rất xum xuê, rậm rạp, mọc về nhiều hướng
  • Tùy vào giống hoa mà màu sắc khác nhau, đa dạng đủ tone màu, đủ gam màu tươi sáng đến màu trung tính đều có
  • Chăm sóc tốt cây thường rất sai hoa, nở rộ nhiều nhất vào mùa hè khoảng tháng 4 – tháng 5, hương thơm dịu nhẹ

Về đặc điểm sinh thái

  • Hoa hồng leo là loài cây ưa sáng, ưa nơi thoáng mát, thích hợp sống bên ngoài môi trường có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng lại không chịu được cái nắng quá gắt
  • Đa số các giống hồng leo đều có sức sống rất mạnh mẽ, leo khỏe, kháng bệnh tốt, nhất là hồng leo ngoại
Hoa hồng leo thường có tán lá xum xuê, sai hoa
Hoa hồng leo thường có tán lá xum xuê, sai hoa
  1. Hoa hồng leo trồng trong chậu cần chú ý điều gì?

Thông thường, hoa hồng leo được trồng ngoài đất hơn là trồng trong chậu. Chủ yếu là do diện tích đất trồng bên ngoài lớn thích hợp cho cây phát triển, leo khỏe, lại thoáng mát và nhiều ánh sáng. Do đó, nếu muốn trồng hoa hồng leo trong chậu vẫn đảm bảo mức độ sinh trưởng và mức độ ra hoa thì bạn cần chú ý:

  • Chọn kích cỡ chậu đủ lớn cho giống hoa hồng leo bạn muốn trồng, cây càng lớn thì kích cỡ chậu càng phải lớn
  • Giá thể hữu cơ dùng phối trộn đất trồng hoa hồng leo trong chậu không chỉ có khả năng giữ ẩm hay thoát nước tốt mà còn phải giàu dinh dưỡng đủ khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cây phát triển trong thời gian dài
  • Cần theo dõi và thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng trong chậu, sau mỗi năm khi giá thể đã cạn kiệt dinh dưỡng người trồng sẽ cần phải sang chậu và thay thế giá thể mới
  • Biết cách lót đất trồng và các lớp giá thể khéo léo vào chậu trước khi tiến hành trồng cây giống hoa hồng leo
Trồng hoa hồng leo trong chậu cần đất giàu dinh dưỡng
Trồng hoa hồng leo trong chậu cần đất giàu dinh dưỡng
  1. Cách làm đất trồng hoa hồng leo trong chậu dễ mà chất lượng

Bước 1: Chọn chậu trồng cây

  • Theo kích cỡ: cây giống dưới 0,5m thì chọn chậu có kích cỡ đường kính x chiều sâu là 30x30cm hoặc 40x40cm, cây giống cao hơn 0,5m thì chậu cần có kích thước 50x50cm
  • Theo chất liệu: nên chọn chậu bằng đất nung, bằng xi măng, bằng sợi thủy tinh để đảm bảo khả năng ổn định nhiệt. Không nên chọn chậu bằng kim loại, bằng nhựa

Bước 2: Chọn đất trồng và giá thể hữu cơ

  • Hoa hồng leo nên dùng đất pha cát (tỷ lệ cát thấp) hay đất thịt nhẹ, đất đỏ bazan kết cấu đất tơi xốp sẽ thoáng khí và thoát nước tốt hơn
  • Một số giá thể hữu cơ có thể tự làm tại nhà: xơ dừa, mụn dừa, trấu hun, vỏ lạc, bã đậu phộng,…
  • Một số giá thể nên mua đóng gói bán trên thị trường: đá Perlite, đá Pumice, xỉ than đập dập,…
  • Phân hữu cơ: phân chuồng hoai mục, phân trùn quế,…
  • Chế phẩm vi sinh học Trichoderma giúp tiêu diệt nấm bệnh

Bước 3: Trộn đất và giá thể theo tỷ lệ thích hợp

  • Hồng leo trồng chậu không nên dùng nhiều đất
  • Tỷ lệ đất: giá thể hữu cơ: phân hữu cơ thường là 1:2:1. Ví dụ như 1 đất: 1 xơ dừa: 1 trấu hun : 1 phân hữu cơ (thêm ít vôi và Trichoderma)
  • Đảo trộn đều tay, đậy bạt nilon ủ trong 15 ngày

Bước 4: Cho đất vào chậu, trồng cây

  • Lót một lớp sỏi nhẹ dưới đáy chậu trồng hoa hồng leo
  • Đổ đất đã ủ lên trên, lượng đất chỉ khoảng 2/3 chậu
  • Trồng hoa hồng vào đất
  • Trên bề mặt tiếp tục phủ lớp sỏi nhẹ mỏng lên để tăng khả năng giữ ẩm
  • Tưới nước đẫm
  • Cho chậu ra vị trí có nhiều ánh sáng trong vườn nhà hay ban công, nơi có điểm tựa để cây dễ leo
Đất trồng hoa hồng leo cần phối trộn nhiều giá thể hữu cơ
Đất trồng hoa hồng leo cần phối trộn nhiều giá thể hữu cơ

Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn không còn phải lo lắng khi nhà hẹp, không có đất vườn mà vẫn muốn trồng hoa hồng leo trang trí cửa nhà. Hãy thực hiện theo đúng quy trình làm đất trồng hoa hồng leo trong chậu mà chúng tôi chia sẻ đảm bảo cây sẽ nhanh phát triển, sớm ra hoa. Chúc bạn thành công!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây