Kỹ thuật nuôi cá mè đen đạt năng suất cực đỉnh

0
3418
cá mè đen
Kỹ thuật nuôi sao cho ra một ao cá mè đen đạt năng suất
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá mè đen là một trong những loại cá có tiềm lực kinh tế cao trong ngành thủy hải sản Việt Nam. Cá mè đen có vị ngọt, tính ấm, không mang độc tố, có tính trơn nhầy, tác dụng cho việc bổ não, tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị. Bên cạnh những lợi ích về mặt sức khỏe thì loài cá này cũng là một điểm sáng cho ngành thủy sản nước ta vươn cao vươn xa trên thị trường quốc tế.

Nội dung chính

Đặc điểm sinh học của cá mè đen

cá mè đen
Đặc điểm của cá mè đen

Cá mè đen nổi tiếng là loài thủy sản sinh sống có tính địa phương, chúng chủ yếu phân bố tập trung nhiều tại Hắc Long Giang ở Trung Quốc và miền Bắc ở Việt Nam. Vây của cá mè đen có màu xám đen và nhạt dần về phía bụng chính là đặc điểm nổi bật nhất của loài cá này.

-Cá mè đen ưa sống ở tầng đáy, chúng rất ít khi nổi lên mặt nước và ưa thích những khu vực nước tĩnh. Cá mè đen là loài động vật ăn tạp, lúc bé thức ăn chủ yếu là động vật phù du, ấu trùng của các loài bọ và côn trùng. Khi đã trưởng thành cá chuyển sang ăn các con vật giáp xác và côn trùng sinh sống trong nước, hoặc có thể ăn cả những loại quả rụng xuống nước như: sung, vả … nếu quá khan hiếm thức ăn.

-Cả kích thước và trọng lượng của cá mè đen rất lớn. Thường chúng ta thường đánh bắt được những con mè đen nặng 4 -5 kg, đôi khi có một số con nặng lên đến 20 -30kg. Thậm chí đã ghi nhận được trường hợp đánh bắt được con trắm đen 40 – 50 kg.

-Trong nước ta, cá mè đen thường sẽ luôn chỉ được nuôi ghép trong ao với mật độ từ 1 -2 con/100 mét vuông để tận dụng lượng thức ăn thừa chìm xuống dưới đáy và làm sạch đáy ao nên sản lượng khai thác cá thấp. Mô hình nuôi cá mè đen công nghiệp đang là xu hướng mới và được rất nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư sau khi thấy hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ thuật nuôi cá mè đen

Chuẩn bị ao nuôi cá mè đen

cá mè đen
Ao nuôi cá mè đạt chuẩn

Nhà nông chú ý đảm bảo rằng ao nuôi phải cung cấp được nguồn nước một cách chủ động, chất lượng nước sạch và đảm bảo không có tạp chất gây ô nhiễm.

-Diện tích ao nuôi có thể tùy thuộc vào điều kiện của thổ nhưỡng riêng từng hộ gia đình, nhưng tốt nhất bà con nên lựa chọn những vùng ao có diện tích từ 1000 – 3000 mét vuông, vừa đảm bảo được nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, vừa thuận lợi trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi và thu hoạch cá.

-Đảm bảo nước dao động từ 2 – 2,5m là mức tốt nhất.

-Kiểm tra chính xác kĩ càng, đảm bảo tuyệt đối bờ ao không bị rò rỉ nước, không có bất kì hang hốc nào thông ra ngoài. Mặt nước cần phải cách bờ ao tối đa từ 0,5 – 0,6 mét.

-Đáy ao nên san phẳng, nghiêng khoảng chừng 1 độ và có đặt cống thoát nước để thuận lợi cho công tác tháo rửa, vệ sinh ao, thay nước và thu hoạch sau này.
Giữ cho lớp bùn có độ dày vừa phải từ 20 – 30cm.

Cải tạo ao nuôi

-Thực hiện cải tạo ao nuôi cho cá mè đen thương phẩm ngay trước khi thả cá giống từ 7 – 10 ngày bằng các cách như: tháo cạn nước ao, dọn dẹp sạch bờ ao,..

-Tiến hành đổ bùn vào ao mới.

-Nạo vét lượng bùn sót lại ở ao cũ và giữ lại lớp bùn có độ dày khoảng chừng 20 cm. Gia cố cho bờ ao chắc chắn, kiểm tra, nếu phát hiện hốc phải đắp kín lại.

-Bón vôi với lưu lượng từ 7 -10 kg/100 mét vuông để tiến hành khử trùng và tiêu diệt các mầm bệnh có trong ao.

-Phơi đáy ao từ 3 – 4 ngày mới có thể lấy nước cho vào ao. Để lọc bỏ cá tạp và cá dữ vào ao nuôi dễ dàng thì nên lắp lưới tại cửa nước vào.

Chọn giống và thả cá

cá mè đen
Ngoại hình giống cá mè đen ảnh hưởng đến năng suất

Mọi người nên chọn những con cá có hình dáng khỏe mạnh, kích thước đồng đều không bị xây xát, không bị mất lớp nhầy, không bị dị tật, mắc bệnh và bơi khỏe. Bà con có thể chọn mua những giống cá bé cỡ từ 30 -50g/con với mật độ 2 con/ mét vuông hoặc nếu cá có kích thước lớn hơn từ 200 – 300g/con thì nuôi với mật độ 1 con/ mét vuông.

-Hoặc cũng có thể lựa chọn các mô hình nuôi cá mè đen đơn lẻ hay là nuôi ghép với các loài cá khác. Thông thường thì mọi bà con đều lựa chọn cách nuôi ghép để gia tăng hiệu quả kinh tế. Nếu lựa chọn nuôi ghép thì cần chú ý tới đối tượng nuôi ghép để tránh tranh giành nguồn thức ăn hoặc cắn nhau, ăn thịt lẫn nhau.

-Để đàn cá giống đạt năng suất thì nên chọn vụ mùa xuân hè để thả

-Trước khi thả cá giống cần tắm cho cá bằng dung dịch nước muối pha loãng có nồng độ từ 2 – 3% trong khoảng từ 5 – 10 phút.

-Nên thả cá mè đen vào buổi sáng sớm và chiều mát, tránh những hôm nào trời trở lạnh hoặc gió mùa về.

-Cho bao chứa cá ngâm trong nước ao khoảng 15 phút sau đó mở bao và để cá tự chui ra sẽ giúp cá thích nghi dần với môi trường nước ao nuôi
Thức ăn nuôi cá

-Nếu bà con quyết định sử dụng cám nuôi cá mè đen thì nên lựa chọn loại cám hỗn hợp dạng viên nổi có thể mua sẵn ngoài thị trường hoặc có thể tự làm bằng cách trộn các nguyên liệu lại với nhau và cho vào máy ép cám viên nổi để tạo thành hạt với tỉ lệ 42% đạm, 7% chất béo và 51% tinh bột.

-Cho chúng ăn 2 lần/ngày trong các thời gian vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối. Ngoài ra, ta có thể thêm ốc vào khẩu phần ăn với liều lượng 10 ngày cho ăn 1 lần và bằng 5% trọng lượng của cá trong ao.

-Bảo quản cho thức ăn ở nơi khô ráo và thoáng mát để tránh tình trạng ẩm mốc xảy ra. Nếu như thức ăn bị mốc thì không được cho cá ăn. Chỉ cho ăn ít một để tránh việc làm lãng phí thức ăn và hạn chế phải thu gom lại lượng thức ăn thừa.

Quản lý môi trường ao nuôi 

-Khi cá mè đen còn nhỏ, bà con hãy duy trừ mức nước ao sâu từ 1,5 – 2m, khi cá đạt khối lượng lớn khoảng hơn 2kg cần nâng mức nước của ao lên 2,5m so với đáy ao.

-Khuyến khích bà con nạp nước mới hàng tuần và thay nước ao thường xuyên nếu bẩn.

-Tiến hành theo dõi, kiểm tra tình trạng của đàn cá và môi trường ao nuôi.

-Nếu như môi trường nước biến xấu cần phải tiến hành xử lý để đảm bảo môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cá mè đen sinh sống.

Xem thêm: https://agri.vn/ky-thuat-cham-soc-ca-duoi-den-khoe-manh/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây