Nghệ đen vừa là gia vị, vừa là loại thảo dược quý giá. Chúng được sử dụng nhiều trong Đông Y để làm dược liệu. Vì loại cây này có giá trị cao nên có nhiều người gieo trồng. Tuy nhiên, nếu như không biết cách, nghệ đen sẽ không đạt năng suất cao. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật trồng nghệ đen mới nhất, giúp bà con có mùa bội thu.
Tìm hiểu về nghệ đen
Nghệ đen có nguồn gốc từ Ấn Độ. Chúng có tên gọi khác như Nga Truật hoặc Ngải Tím. Có nhiều quốc gia tại châu Á trồng nghệ đen, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, nghệ đen được nhiều bà con trồng tại khu vực Tây Bắc.
Nghệ đen là được liệu có giá trị cao với tác dụng hành khí, tiêu kinh, hóa thực. Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về thảo dược này và khám phá được trong nghệ đen có 86% là tinh bột, 1,5% tinh đầu và nhiều vi chất có lợi cho sức khỏe.
Tinh dầu nghệ đen hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong y học. Chúng có tính kháng khuẩn cao nên được dùng để bào chế rượu bổ.
Giá bán nghệ đen bột trên thị trường khoảng 180.000đ/kg với nhu cầu mua ngày càng nâng cao. Chính vì tiềm năng to lớn này, nhiều người đang trồng và chăm sóc cây.
Kỹ thuật nhân giống nghệ đen
Nghệ đen là loại thân củ. Chúng sinh sản vô tính và mọc bằng mầm củ. Giống với các loại củ khác như gừng, khoai lang,… nghệ đen trải qua 2 giai đoạn là sinh trưởng tạo củ và héo tàn.
Khâu lựa chọn giống cũng khá quan trọng. Bạn nên chọn lựa giống củ tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, thối ung. Nên chọn các củ còn non, không quá già với khoảng 2 – 3 mắt mầm. Các củ non thường sinh trưởng tốt hơn các củ già.
Thời vụ trồng
Thời điểm trồng nghệ đen tốt nhất là khoảng tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Đây là vụ xuân với tiết trời ấm, có mưa phùn. Lúc này, đất ẩm và khí hậu ôn hòa giúp cho cây phát triển tốt nhất.
Một số tỉnh miền nam cũng trồng nghệ đen. Tuy nhiên, thời vụ lý tưởng là vào đầu mùa mưa (tháng 5)
Trồng gừng đúng thời vụ giúp cây sinh trưởng tốt nhất và tận dụng các điều kiện tự nhiên lý tưởng. Cây trồng vào vụ này tỷ lệ sống cao nhất và tiết kiệm chi phí chăm sóc.
Mật độ trồng nghệ đen vào khoảng 40.000 cây/ha với khoảng cách từ 20 – 50cm.
Đất trồng nghệ đen
Nếu như bạn muốn nghệ đen cho củ to và nhiều, nên chọn lựa đất trồng kỹ càng. Nên chọn mảnh đất tơi xốp, có các tán cây che bớt ánh sáng. Nên xử lý đất và tạo luống trước khi trồng nghệ khoảng 10 ngày. Nên chọn những cây bóng mát không có rễ lớn để tạo bóng mát. Sau đó cuốc những hố rộng 80cm và sâu 20cm rồi gieo trồng.
Ở các khu rừng trồng chưa khép tán có lập địa phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây nghệ. Bà con cũng nên tiến hành làm đất trồng nghệ trước khi trồng 7 – 10 ngày. Đất được đào thành rạch rộng 50 – 60 cm, sâu 20 – 25 cm ở chính giữa và song song với hàng cây trồng rừng. Đất ở giữa rãnh nên đập nhỏ…
Đối với vùng đồng bằng bà con nên đào sâu, bừa kỹ. Lên luống cao 30cm, mặt luống rộng 0,9 mét, rãnh rộng 0,3 mét. Đào sâu hố 10 cm , 3 hàng/ luống theoe kiểu nanh sấu.
Bón phân cho cây
Việc bón phân cho cây cũng rất quan trọng để kích thích nghệ đen phát triển tốt nhất.
Bà con nên chuẩn bị:
- Phân chuồng 20 tấn/ha
- Phân super lân 400kg/ha
- Phân kali clorua 200kg/ha
- 200kg đạm ure cho 1ha
Trong đó, ủ chung phân lân với phân chuồng từ đầu rồi bón cho cây. Sau đó bón lót với kali và phân đạm.
Kỹ thuật trồng nghệ đen
Bạn theo dõi quy trình trồng nghệ đen như sau:
Bước 1: Đặt củ giống vào hố đã đào trước rồi lấp đất cao hơn 5cm
Bước 2: Phủ một lớp rơm hoặc trấu để giữ ẩm
Bước 3: Sau 1 tuần, mầm nghệ bắt đầu nhú lên. Kiểm tra những gốc bị hỏng rồi dặm bằng giống khác để vườn cây mọc đồng đều.
Bước 4: Khi nghệ vươn lên được 2 – 3 cặp lá, bà con bắt đầu xới đất quanh gốc để nghệ phát triển củ.
Bước 5: Thường xuyên loại bỏ cỏ dại và vun đắp gốc để phòng trừ sâu bệnh. Cỏ dại sẽ hút hết các chất dinh dưỡng trong đất.
Bước 6: Trong 2 tháng tiếp theo vun xới gốc mỗi tháng 1 lần.
Kỹ thuật chăm sóc nghệ đen đúng cách
Sau khi trồng được 1 tháng, nghệ đen có được 5 – 6 cặp lá thì bà con sử dụng kali và tro bếp để bón thúc.
Trường hợp nghệ phát triển tốt với nhiều cặp lá, bà con nên cắt tỉa bớt các lá gần gốc để cây tập trung dinh dưỡng vào gốc. Lúc này, giảm bớt lượng nước tưới để cây đanh lại và cứng cáp.
Nghệ đen ít bị sâu bệnh phá hoại, loại cây này có thể bị thối củ nếu bị ngập úng. Vì vậy bạn không được tưới nước vào mùa mưa và đào các rảnh thoát nước.
Thu hoạch nghệ đen
Nghệ đen có thể thu hoạch sau 6 – 7 tháng trồng. Nếu thấy cây ngừng phát triển lá non hoặc lá vàng chiếm đa số thì cây này đã có thể thu hoạch.
Thu hoạch nghệ đen bạn nên chú ý tránh làm giập củ. Đào các gốc héo rủ, nếu thấy củ sẫm màu và căng bóng thì nên thu hoạch.
Lựa chọn những ngày nắng ráo, đất khô để thu hoạch. Trong lúc thu hoạch, nên cắt bỏ toàn bộ phần ngọn. Chỉ chừa lại khoảng 5cm đến gốc.
Kỹ thuật thu hoạch như sau, bạn cuốc xung quanh gốc với đường kính 50cm. Sau đó dùng dụng cụ khảy củ lên và rủ bỏ lớp đất bám.
Bảo quản sau thu hoạch
Nếu thu hoạch củ làm giống: Nên chọn củ non còn mẹ, sau đó tách các mắt nhỏ rồi ủ vào cát ẩm để bảo quản.
Với nghệ tươi, sau khi thu hoạch nên tỉa bỏ lớp rễ. Sau đó rửa sạch rồi phơi ráo, bảo quản nơi thoáng mát có thể dùng trong 2 – 3 tháng.
Với nghệ khô: Bạn rửa sạch rồi thái lát mỏng, phơi với nắng to hoặc sấy nhiệt độ từ 40 độ C. Sau đó đóng nilong bảo quản nơi khô ráo.
Trên đây là kỹ thuật trồng nghệ đen mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bà con trồng nghệ đen năng suất cao hơn.
Cho em xin địa chỉ mua giống nghệ đen và nghệ đỏ với được không ạ