Bật mí cách phân biệt cây lộc vừng không phải ai cũng biết

0
8752
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Bạn tình cờ nhìn thấy cây lộc vừng trong sân nhà của một ai đó và muốn mua một cây về trồng? Tuy nhiên, bạn lại không biết nên mua loại nào cho đúng vì lộc vừng không chỉ có một loại? Đừng lo lắng, nội dung trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc phân biệt cây lộc vừng.

Cây lộc vừng có nhiều loại khác nhau
Cây lộc vừng có nhiều loại khác nhau

Nội dung chính

Bạn hiểu gì về cây lộc vừng?

Bạn biết không, cây lộc vừng đã từ lâu là loại cây phong thủy rất quen thuộc với người dân Việt. Lộc vừng còn có mặt trong bộ tứ quý phong thủy thời xưa là Sanh, Sung, Tùng, Lộc mang ý nghĩa mang đến may mắn, tài lộc.

Không chỉ ở nhiều miễn của Việt Nam mà lộc vừng còn xuất hiện tại nhiều nước châu Á. Tại nước ta, cây lộc vừng được trồng nhiều ở đường phố, sân nhà, đình chùa, …. Ở mỗi miền, lộc vừng sẽ được gọi với những cái tên khác nhau. Như ở miền Bắc tên lộc vừng vẫn là chủ yếu nhưng đến miền Trung thì lại gọi là cây mừng. Trong khi đó, người dân miền Nam lại gọi bằng cái tên thân thuộc “rau vừng”. Những người yêu cây cảnh đã tốn không ít tâm tư cho loài cây này để chỉnh dáng, tạo hoa.

Đặc điểm của cây lộc vừng

Không thể phủ nhận được rằng cây lộc vừng được tạo hóa ban tặng cho nét đẹp kiều mị từ hoa cho đến hương thơm. Cây lộc vừng có những đặc điểm chung như:

– Hoa lộc vừng có màu đỏ hoặc trắng tùy loại mọc thành chùm và yêu kiều rủ xuống mặt đất. Hoa lộc vừng còn có hương thơm mật rất hấp dẫn.

Hoa lộc vừng mọc thành chùm và rũ xuống đất
Hoa lộc vừng mọc thành chùm và rũ xuống đất

– Cây lộc vừng là cây thân gỗ, khi trưởng thành chiều cao có thể lên đến 25m.

– Lá lộc vừng có đường vân lá rõ rệt, có màu xanh tím và mang vị chua chua, chát chát. Lá của mọi loại lộc vừng đều có thể làm rau ăn sống hoặc nấu canh đều được. Phần lá non mềm và cứng dần hơn khi đã già.

– Quả lộc vừng khá cứng, bên trong là một lớp xơ rất dày ôm trọn hạt ở giữa.

– Riêng hạt lộc vừng không quá lớn, đường kính không quá 5cm và vỏ cứng.

Phân biết các loại cây lộc vừng như thế nào?

Lộc vừng có thể phân thành 3 loại chính sau:

1. Lộc vừng Nam bộ

Lộc vừng thuộc vùng Nam bộ thường được gọi là rau Vừng hay cây Chiếc và có nguồn gốc từ vừng ngập mặn của Ấn Độ và vùng Tây Thái Bình Dương. Trước đây, cây Rau Vừng này là một loại mọc hoang ở vùng ngập Tháp Mười, Long Xuyên, …

Rau Vừng thường được trồng ven đường để làm bóng mắt. Quả của loại lộc vừng này có hình khá đặc biệt, trông như một chiếc hộp nhỏ.

Quả chiếc có vẻ ngoài đặc biệt
Quả chiếc có vẻ ngoài đặc biệt

2. Cây lộc vừng hoa đỏ

Trong các loại lộc vừng thì cây lộc vừng hoa đỏ nhận được nhiều sự chú ý hơn cả. Đây là loại lộc vừng đặc trưng với màu hoa đỏ và mang ý nghĩa mang đến may mắn, hỷ sự.

Lộc vừng hoa đỏ du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Đến bờ hồ Hoàn Kiếm vào thời điểm đó có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều cây lộc vừng hoa đỏ được trồng xung quanh.

Ngoài màu hoa đỏ thì quả cũng là một điểm khác rất lớn để nhận biết cây lộc vừng này. Quả của lộc vừng hoa đỏ có hình tròn ngộ nghĩnh rất khác với những loại lộc vừng còn lại.

Quả lộc vừng hoa đỏ có hình tròn
Quả lộc vừng hoa đỏ có hình tròn

3. Lộc vừng hoa trắng

Lộc vừng hoa trắng hay lộc vừng hoa chùm có hoa màu trắng tinh khôi hoặc hơi hồng. Loại lộc vừng này thường được trồng trong nhiều ngôi nhà như một loại cây cảnh trang trí. Vào mùa hoa nở, nhiều người không khỏi bất ngờ bởi nét đẹp của lộc vừng hoa trắng. Nhìn từ xa, cây lộc vừng như phát sáng bởi muôn ngàn tia nắng sáng lấp lánh.

Lộc vừng trắng có màu hoa rất đặc biệt
Lộc vừng trắng có màu hoa rất đặc biệt

Mặc dù có nhiều loại lộc vừng nhưng loài nào cũng đẹp, cũng thơm. Điều quan trọng là bạn yêu thích loại nào? Loại nào phù hợp với bạn phải không nào? Hy vọng với nội dung trong bài bạn sẽ nhanh chóng tìm được đúng cây lộc vừng mà mình muốn.

Tham khảo:

Ban công xanh mát với cây lộc vừng

Chăm sóc cây lộc vừng trồng trong chậu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây