Những tác dụng của cây lộc vừng mà bạn chưa biết

0
3201
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chắc hẳn đã có lúc bạn vô tình thấy một loại cây được nhuộm đỏ rực rỡ bởi những bông hoa đang rũ xuống mặt đường phải không nào? Đó chính là cây lộc vừng, một loại cây được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi nét đẹp kiều mị mà còn bởi những tác dụng đặc biệt. Vậy tác dụng của cây lộc vừng là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chi tiết nhất.

Lộc vừng mang lại nhiều tác dụng cho con người
Lộc vừng mang lại nhiều tác dụng cho con người  

Nội dung chính

Vài nét về cây lộc vừng

Cây lộc vừng có mặt ở nhiều nước Nam Á và cũng là một loại cây quen thuộc tại Việt Nam. Lộc vừng còn được gọi là cây mưng và thích sinh trưởng trong những vùng đất nhiệt đới.

Nhiều người trồng lộc vừng như một cây cảnh bonsai với nhiều cách tạo dáng khác nhau và kích thước lớn có, nhỏ có. Riêng lộc vừng tự nhiên có tuổi thọ cao và có kích thước rất lớn khi trưởng thành. Cây lộc vừng đẹp nhất vào mùa hoa nở với nhiều cành hoa đỏ rủ xuống đẹp mê người.

Thành phần hóa học và dược tính của cây lộc vừng

Lộc vừng có thành phần hóa học đa dạng. Riêng hạt lộc vừng chứa nhiều tanim, saponin và barringtonin – một chất độc.

Trong Đông y, cây Lộc vừng mang tính bình, vị ngọt. Hạt lộc vừng rất thơm và rễ có vị khá đắng, thường được dùng để thanh nhiệt.

Tác dụng của cây lộc vừng

Cây lộc vừng có nhiều tác dụng trong đời sống con người, trong đó phải kể đến những tác dụng sau:

Nếu được sử dụng đúng cách, cây lộc vừng có thể chữa được rất nhiều căn bệnh
Nếu được sử dụng đúng cách, cây lộc vừng có thể chữa được rất nhiều căn bệnh
  1. Tác dụng trong Đông y

Trong Đông y, cây lộc vừng thường được dùng để chữa nhiều bệnh như:

– Chức chàm: Có thể sử dụng nước ép của quả lộc vừng còn tươi để bôi lên vết chàm.

– Chữa đau răng: Rượu lộc vừng có khả năng chữa đau răng hiệu quả. Bạn chỉ cần giã nát quả lộc vừng tươi rồi ngâm rượu và dùng sau 1 tháng là được.

– Trị sốt, tiêu chảy: Thân cây lộc vừng sau khi bỏ vỏ, thái mỏng và phơi khô cũng có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy và sốt rất tốt. Sử dụng khoảng 16gr thân lộc vừng nấu với 400ml cho đến khi sắc lại còn 100ml và uống mỗi ngày 2 lần.

– Chữa bệnh trĩ: Khi bị bệnh trĩ, lá lộc vừng đặc biệt có công dụng chữa bệnh tức thời. Theo đó, sử dụng bã lá lộc vừng đắp vào hậu môn trước khi di ngủ rồi dùng băng gạc giữ lại khoảng 15 phút. Sau khi rửa sạch bằng nước là bạn có thể đi ngủ bình thường. Bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả nhận được chỉ sau 1 tuần thực hiện phương pháp này.

Lá lộc vừng là bài thuốc chữa trĩ hữu hiệu
Lá lộc vừng là bài thuốc chữa trĩ hữu hiệu

– Giải nhiệt: Mặc dù có vị đắng nhưng rễ lộc vừng lại mang đến tác dụng dược lý rất tốt. Dùng rễ lộc vừng phơi khô để sắc nước uống sẽ giúp giải nhiệt hiệu quả. Ngoài ra, loại nước này còn giúp tiêu hóa hoạt động tốt hơn, chữa ho và long đờm nếu dùng đúng cách.

– Chữa cảm lạnh: Hạt lộc vừng đâm nhuyễn nấu với nước gừng có hiệu quả giải nhiệt.

  1. Tác dụng của lộc vừng trong Tây y

Nhiều lọai thuốc tân dược được chiết xuất từ cây lộc vừng mang khả năng kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, hạt lộc vừng còn có chất phòng ngừa ung thư. Phần vỏ hạt là một nguyên liệu thường có trong các loại thuốc giảm đau hoặc kháng nấm.

  1. Mang đến nhiều điều tốt lành cho gia đình

Nhờ vào nét đẹp thu hút cùng hương thơm đặc trưng mà cây lộc vừng được nhiều gia đình chọn làm cây cảnh trong nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lộc vừng lại mang đến ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc biệt.

Cây lộc vừng còn mang đến nhiều ý nghĩa tốt lành, vận mệnh may mắn nếu được đặt ở vị trí đúng theo phong thủy
Cây lộc vừng còn mang đến nhiều ý nghĩa tốt lành, vận mệnh may mắn nếu được đặt ở vị trí đúng theo phong thủy

Trồng lộc vừng ở nơi thoáng mát, đặc biệt ở các vị trí hợp với mệnh của chủ nhà sẽ mang đến nhiều tài lộc, may mắn. Nếu bạn đang làm nghề kinh doanh, mua bán thì việc làm ăn càng trở nên thuận lợi hơn. Cây lộc vừng lớn còn mang ý nghĩa trường thọ, an lành.

Lưu ý khi dùng lộc vừng làm thuốc

Mặc dù cây lộc vừng mang đến nhiều công dụng lớn trong việc phòng và điều trị nhiều căn bệnh thông thường nhưng không thể quá lạm dụng. Như đã nêu, trong cây lộc vừng có chứa saponins là một chất độc. Do đó, nếu sử dụng lộc vừng không đúng cách có thể gây nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Cây lộc vừng từ xưa đến nay luôn mang nhiều ý nghĩa và gắn kết khá thân thiết với con người. Cây lộc vừng vừa giúp chữa bệnh lại vừa mang đến nhiều điều may mắn. Đây xứng đáng là loài cây quý trong văn hóa, con người Việt.

Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc cây Lộc Vừng trồng chậu

Cách chăm sóc cây lộc vừng trồng chậu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây