Bật mí 4 kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng nên biết

0
2691
kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắngkinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng
kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Với những đặc tính ưu việt như thời gian sinh trưởng ngắn, thu hồi vốn nhanh và nhiều ưu điểm khác, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hiện đang được phổ biến ở nước ta. Song, nghề nuôi tôm chịu khá nhiều rủi ro về thiên tai và dịch bệnh. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ 4 kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng giúp bà con áp dụng hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao.

Nội dung chính

Chuẩn bị ao nuôi

Xử lí ao trước khi đưa tôm vào nuôi:

xử lí ao nuôi
xử lí ao nuôi

Việc đầu tiên, ta phải tháo cạn nước trong ao, cạo bỏ bùn và bã hữu cơ trong đáy ao sau đó rửa sạch nền đáy bằng cách cầy lật và san bằng. Phơi đáy trong 7-10 ngày rồi lấy nước vào ngâm, xả 2-3 lần, rồi gây màu nước để chuẩn bị thả giống.

Khi lấy nước cần phải để để 2 đến 3 ngày đợi trứng cá nở hết, rồi sau đó mới tiến hành khử trùng. Có thể dùng Cô-rin(chorine) 70% nồng độ 30-35ppm vào lúc 17-19 giờ.. Sau 48 giờ tiến hành gây màu nước.

Kiểm tra và bảo trì lại toàn bộ hệ thống quạt nước, cung cấp oxy và lấy nước sạch đã được xử lý.

7-10 ngày trước khi thả tôm giống thì sử dụng bột dinh dưỡng như đậu nành để hòa với nước và bón ao hàng ngày để gây màu nước cho ao.

Xây dựng ao nuôi tôm:

ao nuôi tôm
ao nuôi tôm

+ Diện tích ao nuôi thích hợp là 0,5-1ha, độ sâu của nước là 1,5-2m.
+ Vùng cao triều là chỗ thích hợp để xây ao nuôi tôm vì thích hợp việc cấp nước, thoát nước và phơi đáy ao khi cải tạo.

+ Theo những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng, chúng rất thích hợp với các hình thức nuôi tôm thâm canh và không thích hợp sống ở ao đáy cát hoặc đáy bùn, vì vậy đất xây dựng ao phải là đất thịt hoặc đất pha cát, ít mùn hữu cơ, có kết cấu chặt, giữ được nước.

Kinh nghiệm chọn giống và thả giống

Chọn giống

giống tôm thẻ chân trắng
giống tôm thẻ chân trắng

+ Theo kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng của nuôi tôm an toàn, việc lựa chọn giống chất lượng cũng góp phần vào sự thành công của vụ nuôi. Chọn giống nên xét nghiệm PCR – đốm trắng, bệnh còi, Taura.

+ Khi lựa chọn tôm giống phải có kích cỡ đồng đều, hoạt động nhanh nhẹn, khi đưa vào chậu và xoay tròn dòng nước, tôm bơi ngược dòng thì tôm đó là khỏe mạnh. Khi kiểm tra râu và phụ bộ đầy đủ,không bị dị hình ,ruột chứa đầy thức ăn thì có thể thả được. Cỡ giống thả phù hợp là PL12-PL15, chiều dài cơ thể là 11-12mm.

Thả giống

+ Mật độ thả tôm thường phụ thuộc vào hình thức và điều kiện nuôi trồng tôm, trung bình từ 70-150 con/m2.

+ Tôm giống trước khi thả phải được thuần hóa trong các điều kiện pH, nhiệt độ, độ mặn để thích nghi với môi trường ao nuôi.

+ Nên đứng ở đầu hướng gió thả tôm giống ra từ từ, không được làm đục nước ao, đồng thời quan sát khả năng phân tán của tôm trong ao, nếu tôm tụ lại từng đám thì dùng tay khua nước nhè nhẹ để tôm phân tán đều.

Kinh nghiệm chăm sóc cho tôm:

Thức ăn

 loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

+ Theo kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng của người dân thì nguồn thức ăn cho tôm phải đảm bảo thức ăn phải đủ 32% đạm nếu nuôi tầng thấp và 35% nếu nuôi tầng cao, hệ số đặc biệt vì giống tôm này cần nhiều vitamin và khoáng chất…

+ Tôm từ 1-20 ngày tuổi nên cho ăn 1,5 kg/100.000 con giống, ngày sau có thể tăng 0,2 kg và nên cho ăn từ 4-5 cữ/ ngày.

+ Tôm từ 20 ngày tuổi trở lên thì cho ăn 4 cữ/ ngày, đêm cho ăn bằng 50-60% lượng ban ngày.

+ Lưu ý không nên cho tôm ăn thức ăn kém chất lượng, mốc, hết hạn sử dụng hoặc khi nước ao bị ô nhiễm, trời đang mưa, tôm không nổi đầu, lột xác.

Quản lý điều kiện môi trường ao nuôi – kiểm soát mầm bệnh

hệ thống quạt nước kết hợp oxi đáy
hệ thống quạt nước kết hợp oxi đáy

– Để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước nên sử dụng hệ thống quạt nước kết hợp oxy đáy. Nên được vận hành cả ngày, ngay cả khi cho tôm ăn. Khi trời nắng gắt hay mưa kéo dài, cần mở quạt nước 24/7 để tránh hiện tượng nước phân trắng, tôm dễ bị sốc, cong thân.

– Duy trì màu nước ổn định, các thông số NH3, H2S ở mức cho phép và tuyệt đối không sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật để xử lý nước.

– Nguồn nước không ô nhiễm, độ pH từ 8,0-8,3, độ mặn từ 10-25%.

– Hệ thống, trang thiết bị được vệ sinh cẩn thận để đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, mối nguy lợi đến vụ nuôi kế tiếp.

tảo độc trong ao nuôi tôm
tảo độc trong ao nuôi tôm

+ Khi tảo trong ao nuôi phát triển quá mức bà con cần xử lý kịp thời để tôm không bị mắc bệnh. Khuyến cáo bà con nên sử dụng men vi sinh để loại bớt tảo đồng thời ổn định màu nước ao nuôi. 2-3 ngày sau sử dụng vi sinh Bottom-Up để phân hủy xác tảo chết dưới đáy ao, làm sạch môi trường ao nuôi.

Thu hoạch

Thu hoạch tôm
Thu hoạch tôm

Trong điều kiện chăm sóc tốt thì sau 85 – 95 ngày nuôi, tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm (50 – 60con/kg). Trong giai đoạn này nên tiến hành thu hoạch vì từ giai đoạn này trở đi tôm phát triển rất chậm, nếu tiếp tục nuôi thì hiệu quả kinh tế thu được không cao.

Tổng kết :

Quy trình này mang lại hiệu quả cao đối với vùng nuôi có kênh cấp, kênh thoát riêng biệt đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho nhu cầu thả nuôi, hạn chế dịch bệnh. Hy vọng qua bài viết trên đây mọi người nông dân và hộ gia đình sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây