Xuất khẩu rau quả trong tháng 9 thu về gần 700 triệu USD

0
207
Xuất khẩu rau quả trong tháng 9 thu về gần 700 triệu USD
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Xuất khẩu rau quả tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế với mức tăng trưởng ấn tượng trong tháng 9.

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh hơn 850 triệu USDXuất khẩu rau quả có thể xác lập kỉ lục 5 tỷ USD trong năm nayXuất khẩu rau quả sang Trung Quốc tăng 128,5%8 tháng, xuất khẩu rau quả vượt cả năm 2022

Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 9 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 667 triệu USD, tăng 43,7% so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ 2022, mức tăng còn ấn tượng hơn với 167% (tương đương kim ngạch tăng thêm gần 420 triệu USD). Tính chung hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 4,2 tỷ USD, tăng tới 72,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu rau quả trong tháng 9 thu về gần 700 triệu USD
Tháng 9 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 667 triệu USD, tăng 43,7% so với tháng trước.

Trong các mặt hàng xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam, rau quả có mức tăng trưởng ấn tượng nhất. Sự tăng trưởng của mặt hàng rau quả có sự đóng góp lớn từ việc phục hồi ở thị trường Trung Quốc. Sau khi nước láng giềng này khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh bình thường ở biên giới phía Bắc từ tháng 1/2023, xuất khẩu nông sản của Việt Nam, trong đó có rau quả sang Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng.

Hết tháng 9, riêng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 2,7 tỷ USD, tới 160% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Như vậy, mới qua 9 tháng nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đã vượt khoảng 1,2 tỷ USD so với kết quả của cả năm 2022 (năm ngoái đạt 1,52 tỷ USD).

Ông Đặng Phúc Nguyên, – Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, năm nay là năm mà kim ngạch xuất khẩu nông sản, nhất là mặt hàng sầu riêng có mức tăng trưởng đột biến và có thể lập kỷ lục từ trước tới nay.

Xuất khẩu rau quả trong tháng 9 thu về gần 700 triệu USD
Kim ngạch xuất khẩu rau quả tập trung phần lớn ở thị trường sang Trung Quốc.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, rau quả Việt xuất khẩu tăng cao nhờ các Nghị định thư đã ký với Trung Quốc trong năm ngoái đã giúp hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, việc Trung Quốc tăng thu mua và liên tiếp phê duyệt mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng cho Việt Nam cũng góp phần tạo nên kỉ lục của ngành rau quả. Được biết, hiện Việt Nam đã có 293 vùng trồng và 115 cơ sở đóng gói đã được phía Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu chính thức, Cục Bảo vệ thực vật đang làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) để thống nhất lịch kiểm tra trực tuyến đợt tiếp theo cho khoảng 400 vùng trồng và 60 cơ sở đóng gói sầu riêng.

Tuy nhiên, Ông Nguyên cũng cho biết, nếu so về vị trí địa lý thì Việt Nam có nhiều lợi thế hơn Thái Lan hay Malaysia trong việc xuất khẩu sầu riêng. Chẳng hạn để đến được các chợ của Trung Quốc, Thái Lan mất thời gian vận chuyển từ 8 – 10 ngày, trong khi Việt Nam chỉ khoảng 1,5 ngày. Vận chuyển ít ngày nên các khoản chi phí đều kéo giảm, giúp cạnh tranh về giá bán ở thị trường tỷ dân. Tuy nhiên, lợi thế này không là tất cả, bởi chúng ta đang thua về giống. Hiện thị trường Trung Quốc quen ăn sầu riêng Monthong của Thái Lan hay Musang King của Malaysia, do vậy sầu riêng của ta dù rẻ nhưng tiêu thụ ít và giá cũng thấp hơn. Chúng ta chưa thực sự làm tốt công tác giống, chưa có những giống cây ăn trái chất lượng. Đó cũng là lý do khiến nhiều loại trái cây như xoài, nhãn yếu thế trước sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu khác. Ông Nguyên cho rằng, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn nếu các nhà xuất khẩu đáp ứng tốt yêu cầu thị trường theo hướng thực hành sản xuất tốt (GAP).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây