Đất là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Độ chua của đất chính là một trong số các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng. Việc thiếu hay thừa đều làm cho cây trồng chậm phát triển, rễ còi cọc, cây đạt được năng suất thấp. Từ đó, nông dân chọn các loại phân bón làm tăng độ chua của đất nhằm cải thiện tình trạng này.
-
Vai trò của phân bón làm tăng độ chua của đất
Độ chua của đất là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tính chất hóa học đất. Cụ thể là Ion Aluminum (Al) chính là yếu tố gây độc chính cho cây trồng. Nó có khả năng hòa tan pH và gây ra hiện tượng pH đất thấp.
Độ chua của đất là yếu tố môi trường quyết định gây nên các hạn chế cho sự sinh trưởng của cây trồng. Bên cạnh đó, độ chua hay độ kiềm của đất còn ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái các chất dinh dưỡng của đất.
Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất và phát triển của rễ cây trồng và ảnh hưởng đến hiệu quả của việc bón phân.Điều này chính là lý do, người dân cần quan tâm điều chỉnh pH của đất trước khi gieo trồng.
-
Nguồn gốc hình thành độ chua của đất
Có nhiều nguyên nhân gây ra độ chua của đất. Chủ yếu là vì một vài nguyên nhân sau:
- Do kết cấu đất: Các loại đất có kết cấu nhẹ, đất dốc, đất pha cát, sỏi đã thường dễ bị rửa trôi và trở thành đất chua.
- Do quá trình phong hóa tạo ra quá trình trao đổi và rửa trôi các cation kiềm.
- Do phản ứng của CO2 trong không khí với dung dịch đất
- (CO2 + H2O ↔ CO32- + 2 H+)
- Cây sinh trưởng lâu năm trên đất, hút các dưỡng chất từ đất như N,P,K và các chất trung vi lượng như Canxi, Magie… Lâu dần đất mất các chất kiềm trở nên chua.
- Sự phân giải các chất hữu cơ có trong đất.
- Lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích… sau 1 thời gian dài dẫn đến đất chua, chai và cằn
- Bón quá nhiều phân N , một số loại phân khoáng mang gốc axit như phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Supe lân trên bề mặt. Điều này gây hình thành một vùng có pH rất thấp trên mặt đất do NH4+ bị oxi hóa thành NO3- bởi vi sinh vật làm giảm pH , hoặc hòa tan Ca, Mg, và rửa trôi các chất.
- Ngoài ra, mưa acid cũng là yếu tố làm gia tăng sự hóa chua của đất.
-
Độ chua của đất có ảnh hưởng như thế nào?
Độ chua của đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất hóa học đất. Cụ thể là ion Aluminum (Al) là yếu tố chính gây độc cho cây trồng. Ngoài ra, nó còn hòa tan pH và gây ra hiện tượng pH đất thấp.
Độ chua của đất là yếu tố do môi trường quyết định. Chúng có khả năng hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, ảnh hưởng đến hiệu quả bón phân. Ngoài ra, độ chua hay độ kiềm còn ảnh hưởng rất lớn đến chất dinh dưỡng nằm trong đất. Đây chính là lý do khiến người dân cần phải điều chỉnh độ pH của đất trước khi gieo trồng. Hiện tại, có nhiều loại phân bón làm tăng độ chua của đất được sử dụng để hạn chế ảnh hưởng đến mùa vụ.
-
Các loại phân bón làm tăng độ chua của đất
Để dùng phân bón làm tăng độ chua của đất, bạn nên lựa chọn những sản phẩm thích hợp để đảm bảo mang đến hiệu quả sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây trồng:
Phân lân
Phân lân ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thì còn có tác dụng hạ độc phèn hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng super lân để bón cho cây trồng hoặc kết hợp phun phân bón lá có chứa lân để cải thiện độ chua cho đất.
Phân hữu cơ đã hoai mục
Ngoài tác dụng cải tạo đất, giúp đất tơi xốp,.. thì phân hữu cơ đã hoai mục là một cách tốt nhất giúp tăng độ chua trong đất. Nó kết hợp với các độc chất để hạ độc phèn, giảm độc cho cây trồng.
Vôi
Vôi cũng được bà con bổ sung vào đất để cải thiện tính axit, tăng độ pH.
Nếu bón vôi vào đất chua thì sẽ có một số lợi ích như sau:
- Làm các chất dinh dưỡng trong đất dễ hòa tan
- Giúp cải thiện cấu trúc đất
- Cung cấp các chất dinh dưỡng như Ca, Mg cho cây trồng
- Thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật hữu ích
- Làm trung hòa độ chua do phân bón gây ra
- Giảm độc chất từ các kim loại nặng hòa tan mạnh khi pH thấp để hạn chế ảnh hưởng đến cây trồng
Đây là những loại phân bón làm tăng độ chua của đất được sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Chúng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ nên bà con cần đặc biệt lưu ý. Chúc cho bà con có vụ mùa thật tốt.