Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Thỏ Thịt Năng Suất Cao

0
1527
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Thỏ rất dễ nuối, thời gian sinh trưởng ngắn, thu hồi vốn nhanh. Không cần diện tích chăn nuôi lớn, người nuôi có thể tận dụng diện tích nhỏ hẹp để nuôi thỏ. Vì vậy để chăn nuôi thỏ hiệu quả đồng thời hạn chế được tỷ lệ bệnh và giảm thiểu chi phí trong chăn nuôi thì bà con cần áp dụng và tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu kỹ thuật nuôi thỏ.

  1. Nội dung chính

    Chọn con giống

Thỏ có nhiều loại như thỏ nội (thỏ đen, thỏ xám), thỏ ngoại (thỏ NewZealand, thỏ California, thỏ Pháp, thỏ Hungari…). Khi nuôi thỏ lấy thịt thì nên chọn dòng thỏ NewZealand (toàn thân lông trắng, mắt đỏ) và thỏ California (lông trắng có đốm đen ở tai và mũi). Chỉ chọn mua những con có thể lực tốt, linh hoạt, nhạy cảm, mắt sáng sủa, mũi khô, tai và chân sạch sẽ không có vẩy; lông bóng mượt, răng cửa mọc bình thường. Thỏ giống chuẩn có thể mua từ Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (thuộc Viện Chăn nuôi) hoặc Trại thỏ Việt – Nhật (Ninh Bình). Thỏ trưởng thành, con đực đạt từ 5 – 5,5 kg/con, con cái đạt từ 3,5 – 4 kg/con, với tỷ lệ thịt xẻ từ 55 – 60%.

Bạn cần dựa vào một số đặc điểm cơ bản nhất của thỏ để chọn con giống khỏe, đẹp
Bạn cần dựa vào một số đặc điểm cơ bản nhất của thỏ để chọn con giống khỏe, đẹp   
  1. Chuồng trại

Xây chuồng bằng gạch, có mái lợp chắc chắn. Bên trong có những lồng nuôi làm bằng gỗ, tre hoặc bằng sắt, thép không rỉ. Mỗi lồng nuôi thỏ thịt cần bảo đảm thỏ hoạt động thoải mái, dễ dàng vệ sinh, sát trùng, bảo vệ khỏi sự tấn công của các địch hại như mèo, chuột… Thỏ mẫn cảm với thời tiết và dễ lây nhiễm bệnh nên chuồng cần thông thoáng, sạch sẽ và có chỗ thu gom phân, rác thải. Máng ăn và uống có thể tận dụng chai nhựa bỏ đi, chậu sành (hiện nay thị trường có bán van nước tự động cho thỏ uống, giúp tiết kiệm nước và tránh vãi nước uống ra nền chuồng). Nuôi thỏ thịt nên giảm bớt ánh sáng buổi chiều vào lồng, chuồng, tạo không gian yên tĩnh cho thỏ nghỉ ngơi, ngủ, ít hoạt động.

  1. Thức ăn

Thức ăn xanh gồm lá ngô, su hào, cải bắp, cỏ ghi-ne, cỏ voi, chè đại… Thức ăn xanh cho thỏ cần thu hái từ nguồn sạch sẽ. Không được cắt thức ăn từ những nơi chăn thả gia súc, gia cầm hoặc đọng nước để tránh các bệnh giun sán, xuất huyết ruột. Cũng không được cho thỏ ăn thức ăn đã bị mốc, chua, nẫu, lên men để tránh các bệnh tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi. Không nên chất thức ăn thô xanh (cỏ, lá) thành đống mà nên trải ra hoặc làm giàn phơi ráo nước mới cho ăn. Có thể làm giàn phơi cỏ khô thật kỹ, bó lại treo lên để dự trữ làm thức ăn vào những ngày mưa.

Thỏ có khả năng ăn những loại rau, thực vật đa dạng
Thỏ có khả năng ăn những loại rau, thực vật đa dạng

Nếu nuôi thỏ bằng cám công nghiệp thì chú ý không cho ăn cám nhiều đạm mà chỉ cần loại thức ăn từ 15-16% đạm. Lưu ý không nên cho thỏ ăn cám đậm đặc vì nhiều muối thỏ sẽ chết. Trước khi xuất chuồng 7 – 8 ngày, giảm cho ăn rau cỏ, lá cây mà cho ăn cám viên hoặc thức ăn phối trộn theo công thức sau: 1kg thức ăn hỗn hợp= 50 g cám ngô + 20 g cám gạo (hoặc bột sắn) + 20 g cám viên + 10 g rau xanh để thỏ tăng trọng.

  1. Vệ sinh phòng bệnh

Hằng ngày phải quét dọn phân, rác đọng  lại ở đáy, góc chuồng thỏ. Phun thuốc sát trùng Vinkon, Hantox, i-ốt  xung quanh chuồng nuôi 1 lần/tuần. Rắc vôi tẩy uế và để trống chuồng  nuôi 7 ngày sau khi bán thỏ.

Chú ý: Phải bắt thỏ thật cẩn thận tránh gây chấn thương. Nếu nhấc thỏ lên phải nắm thật chắc chắn nhưng rất nhẹ nhàng. Khi bắt thỏ, không làm chúng sợ, chạy hỗn loạn và phản ứng lại, cào cắn. Không được nắm chân, nắm tai thỏ để nhấc lên. Vì tai thỏ có nhiều mạch máu, nếu túm vào tai thỏ dễ bị đứt mạch máu và chết. Với thỏ trưởng thành, một tay vuốt dọc tai và nắm chắc da vùng trên lưng sát gáy thỏ, tay khác đỡ dưới mông thỏ nhấc lên. Với thỏ con, cần nắm chắc vùng giữa xương chậu và mông nhấc thỏ lên để đầu thỏ cúi xuống.

Việc dọn chuồng cho thỏ sẽ giúp ngăn chặn đáng kể nguồn sản sinh mầm bệnh
Việc dọn chuồng cho thỏ sẽ giúp ngăn chặn đáng kể nguồn sản sinh mầm bệnh

Các giai đoạn phát triển của thỏ

1- Giai đoạn thỏ con theo mẹ

Sau khi thỏ đẻ xong phải kiểm tra số lượng con và loại ngay những con bị chết, sau đó tiến hành ủ ấm ngay cho thỏ con bằng chất lót ổ. Mỗi ngày thỏ mẹ chỉ vào ổ cho con bú 1 lần, vì thế sau khi thỏ con bú mẹ xong nên đưa ổ đẻ ra khỏi lồng thỏ mẹ đậy nắp cẩn thận để thỏ mẹ được yên tĩnh.

Thỏ sơ sinh nặng 40-60 g, thỏ con sinh ra sau 14-15 giờ mới bắt đầu cho bú mẹ. Thỏ con mới sinh ra không có lông, có hình dạng giống như chuột, 12 ngày mở mắt. Trong 18 ngày đầu, thỏ con sống và phát triển hoàn toàn bằng sữa mẹ, đây là giai đoạn quyết định đến tỷ lệ nuôi sống của thỏ con.

Sau 18 ngày thỏ con có thể ra khỏi ổ, thỏ con được để trong lồng cùng với mẹ và tập ăn thức ăn của thỏ mẹ, thức ăn cần bổ sung thêm thức ăn thô xanh là loại rau, lá, cỏ non để thỏ con có thể tập ăn. Khi thỏ con được 23-25 ngày tuổi, cơ thể thỏ con đã có thể hấp thụ được 50% chất dinh dưỡng từ thức ăn ở bên ngoài. Sau 30 ngày có thể cai sữa cho thỏ con, lúc này trọng lượng đạt 400-500 g/con là tốt.

Giai đoạn chăm sóc thỏ con rất quan trọng để chúng có thê rính trưởng tốt vào giai đoạn tiếp theo
Giai đoạn chăm sóc thỏ con rất quan trọng để chúng có thê rính trưởng tốt vào giai đoạn tiếp theo

2- Giai đoạn thỏ sau cai sữa (30 – 70 ngày tuổi)

Thời gian này thỏ đực, cái vẫn nhốt chung lồng, chuồng; chúng không được bú mẹ, phải thích ứng hoàn toàn với thức ăn mới (thức ăn thô xanh, thức ăn tinh…). Vì vậy, cần dùng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, có hàm lượng đạm cao, nhiều Vitamin A, B, C, hoặc bà con có thể bổ sung dinh dưỡng cho thỏ bằng việc sử dụng Chế phẩm Vườn Sinh Thái cho thỏ ăn hoặc uống kèm. Chú ý không cho ăn nhiều thức ăn tinh (cơm, ngô, gạo, khoai sắn khô).

Nên cho ăn các loại lá cây, loại cây cỏ như lá dâu, lá sắn, lá keo đậu, lá đậu đỗ, lá cúc tần… Hoặc có thể chỉ cần sử dụng cám viên với lượng 10 – 15 g/con/ngày và tăng dần về sau hoặc 5 – 10 g/con/ngày và sử dụng thêm cỏ. Đặc biệt, trong giai đoạn này không nên cho thỏ ăn uống tùy tiện, sai kỹ thuật, thỏ sẽ chết tỷ lệ cao do tiêu chảy, nhiễm bệnh cầu trùng, sán lá gan, Ecoli… từ thức ăn, nước uống…

3- Giai đoạn thỏ nhỡ (70 – 100 ngày tuổi)

Thời gian này thỏ nuôi vỗ béo thịt tách nuôi riêng không nhốt chung, hầu hết thỏ đực không chọn làm giống, thỏ cái xấu, không đủ tiêu chuẩn cũng loại nuôi thịt. Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 cần cung cấp thức ăn giàu protein (đạm), giàu vitamin hoặc cho thỏ ăn kèm hoặc uống thường xuyên Chế phẩm Vườn Sinh Thái để thỏ phát triển chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Phát triển các tế bào cơ, xương, các cơ quan nội tạng. Nuôi đúng kỹ thuật, trọng lượng cuối giai đoạn sẽ đạt 2 – 2,5 kg/con.

Thỏ cỡ nhỡ vẫn sử dụng nguồn thức ăn chính là rau và các loại lá cây
Thỏ cỡ nhỡ vẫn sử dụng nguồn thức ăn chính là rau và các loại lá cây

Khẩu phần thức ăn của thỏ khối lượng lớn vẫn là lá cây, các loại rau cỏ trồng và có trong tự nhiên, bổ sung thêm khoai, sắn khô, cám gạo, bột ngô, khô lạc… để thỏ tăng trọng nhanh, thời gian xuất chuồng đúng tuổi.

4- Giai đoạn vỗ béo thỏ (100 – 120 ngày tuổi)

Vật nuôi cần lượng thức ăn tinh bằng khoảng 1/9 – 1/10 lượng thức ăn thô xanh.

Mong rằng với thông tin chúng tôi chia sẻ. Bạn sẽ tiếp nhận thêm cho mình nhiều kinh nghiệm bổ ích trong việc nuôi thỏ kinh doanh. Chúc các bạn thành công!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây