Kỹ thuật trồng lúa giúp mùa màng bội thu

0
1310
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Lúa là cây lương thực chính đóng vài trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của nhiều nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Ở nước ta, lúa là cây lương thực có diện tích canh tác lớn nhất. Tuy nhiên, những biến đổi trong khí hậu, môi trường, thời tiết… đã khiến sâu bệnh ngày càng nhiều và khó phòng trừ làm giảm năng suất lúa. Bài viết này sẽ giúp bà con nắm vững  quy trình canh tác của cây lúa, từ đó tăng năng suất, chất lượng, giá trị của cây lúa.

Nội dung chính

Tổng quan về cây lúa

Lúa là cây trồng rất thân thuộc và phổ biến ở nước ta, cây lúa được trồng khắp mọi miền của đất nước. Đặc biệt điều kiện khi hậu, thổ nhưỡng của nước ta rất thuận lợi cho cây lúa phát triển.

Lúa là loại cây trồng chủ lực, được trồng phổ biển tại hầu hết các tỉnh thành của nước ta
Lúa là loại cây trồng chủ lực, được trồng phổ biển tại hầu hết các tỉnh thành của nước ta

Cây lúa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất phù sa, đất phèn…. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất là phải đảm bảo đủ nguồn nước cho cây.

Cây lúa gồm 4 bộ phận chính: rễ, thân, bông, hạt.  Lúa thuộc dạng rễ chùm, rễ phát triển theo từng thời kì của cây lúa. Rễ cây lúa có thể ăn sâu xuống đất, tuy nhiên trên mặt ruộng rễ lúa thường chỉ phát triển khoảng 20cm, nếu phát triển quá sâu, rễ cây dễ bị nghẹt rễ khiến cây chậm phát triển. Để tạo điều kiện cho rễ lúa phát triển tốt, bà con cần làm đất kỹ, đủ độ mùn, đủ lượng nước cần thiết.

Thân lúa bao gồm các mắt và lóng. Chiều cao có vai trò quan trọng trong khả năng chống đổ ngã của giống lúa. Lúa có thể đẻ nhánh khi có 4 – 6 lá thật. Trên ruộng lúa cấy, cây lúa đẻ nhánh khi bén rễ hồi xanh. Đến thời kỳ làm đồng lúa kết thúc quá trình đẻ nhánh.

Lá lúa gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá. Từ các mần lá trên thân cây sẽ phát triển thành lá lúa, lá lúa phát triển tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh cũng như giai đoạn sinh trưởng của cây. Lá có chức năng rất quan trong trong mỗi giai đoạn phát triển, quyết định khả năng sinh trưởng, năng suất của cây.

Các phương pháp nhân giống lúa

  • Thời  vụ để nhân giống lúa tùy thuộc vào thời vụ, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi địa phương.
  • Đất để nhân giống là đất ruộng có độ phì nhiêu cao, được xử lý kỹ, địa hình bằng phẳng chủ động được nguồn nước tưới, sạch cỏ dại.
  • Có hai phương thức chủ yếu để nhân giống lúa: gieo cấy mạ; gieo sạ thẳng.

Đối với phương pháp gieo cấy mạ (tên gọi khác của cây lúa giống) thì bà con có thể gieo mạ thì hạt giống sau khi được xử lý ngâm, ủ thì bà con đem gieo lên các luống mạ đã chẩn bị trước đó. Khi cây mạ phát triển được 4 – 7 lá thì bà con đem mạ ra ruộng để cấy mạ.

Một số kinh nghiệp giúp tăng năng suất lúa hiệu quả

Năng suất lúa được quyết định bởi 4 yếu tố: số bông lúa trên một đơn vị diện tích; số hạt trên một bông lúa; tỉ lệ hạt chắc; trọng lượng của hạt lúa. Để lúa đạt năng suất cao bà con cần áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp từ khâu làm đất, chọn giống cho đến thu hoạch.

Thời vụ gieo sạ đúng lịch sao cho giai đoạn trổ bông và chín vào thời điểm thời tiết thuận lợi cho lúa trổ bông, trời năng đẹp, ít mưa. Thuận lợi cho lúa phát triển và bất lợi với sâu bệnh và cỏ dại. Kéo giãn khoảng cách giữa 2 vụ sao cho thích hợp, có thời gian làm dất, để rơm rạ, cỏ dại phân hủy hết, tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ gây hại giai đoạn lúa non, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này.

 

Phân bón hữu cơ đặc biệt là phân bón hữu cơ OBI Ong Biển 3 giúp tăng năng suất cây lúa vượt trội

Bón lót nên dùng các loại phân hữu cơ để giúp cải tạo đất đai, nâng cao độ phì nhiêu cho đất, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt ngay từ giai đoạn ban đầu, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, các điều kiện bất lợi của thời tiết.

Làm đất sớm và dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ thu hoạch, có thể tiêu diệt được nhộng và sâu non sâu đục thân trong rơm rạ, cắt đứt nguồn thức ăn và nơi ẩn nấp của một số loại sâu bênh như rầy nâu,…làm mặt ruộng bằng phẳng thuận lợi cho tưới tiêu.

Gieo trồng với mật độ thích hợp, mật độ gieo trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, thời vụ gieo, giống lúa, tuổi của mạ,…mật độ quá dày thì lúa dễ bị sâu bệnh gây hại như rầy nâu,…., lúa phát triển kém; gieo thưa thì ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này và cỏ dại dễ phát triển. Với mật độ vừa phải tạo điều kiện cây lúa phát triển tốt, hạn chế lúa đổ ngã và sâu bệnh.

Cây lúa được trồng bằng phương pháp cấy mạ
Cây lúa được trồng bằng phương pháp cấy mạ

Đối với phương pháp gieo sạ thẳng thì bà con sau khi xử lý, ngâm, ủ giống thì bà con gieo thẳng giống xuống ruộng. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng tỉ lệ thành công không cao bằng phương pháp cấy mạ. Hạt giống gieo thẳng có nguy cơ bị úng nước, chết mầm khiến tỉ lệ thành công thấp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây