Bệnh Tiêm Lứa Hại Lúa Làm Thế Nào Phòng Trừ?

0
1643
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Bệnh tiêm lửa hại lúa (Bipolaris oryzeae ) có phạm vi phân bố rộng, phổ biến ở các nước trồng lúa thuộc Châu Á, châu Mỹ và Châu Phi. Hạt bị bệnh phẩm chất và phẩm chất và trọng lượng giảm 4,58 – 29,1%. Bà con nông dân gặp phải tình trạng bệnh tiêm lửa trên cây lúa luôn lo lắng năng suất sẽ giảm mạnh nếu không có cách phòng trừ phù hợp. Nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ dành riêng để nói về cách khắc phục loại bệnh này. Mời bà con cùng dành chút thời gian theo dõi bài viết nhé!

  1. Nội dung chính

    Triệu chứng bệnh tiêm lửa hại lúa (Bipolaris oryzeae)

– Bệnh tiêm lửa hại lúa có thể xuất hiện trên lá mầm, bẹ lá, lá và hạt.

– Khi hạt nhiễm bệnh, vết bệnh là các đốm nhỏ màu nâu trên lá mầm và các rễ non cũng có thể bị bệnh dưới dạng các vết đen nhạt.

– Vết bệnh ban đầu trên lá, là chấm nhỏ màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu nhạt và vết bệnh điển hình có hình bầu dục giống hạt vừng, có màu nâu non, xung quanh có quầng vàng.

– Đôi khi bệnh phát triển mạnh làm lá khô vàng và chết. Kích thước, số lượng vết bệnh tùy thuộc vào thời tiết và giống. Trên các giống mẫn cảm vết bệnh lớn và nhiều, ngược lại trên các giống lúa chịu hoặc kháng vết bệnh nhỏ và ít.

Bệnh tiêm lửa hại lúa có những triệu chứng rát dễ để nhận biết
Bệnh tiêm lửa hại lúa có những triệu chứng rát dễ để nhận biết 

– Vết bệnh trên bẹ lá đòng và trên vỏ hạt lúa có mùa nâu không có hình dạng nhất định, khi bệnh nặng nấm có thể phát triển và bao phủ hoàn toàn lơp svor hạt và xâm nhập vào nội nhũ.

  1. Nguyên nhân gây bệnh tiêm lửa hại lúa (Bipolaris oryzeae)

– Bệnh do nấm Bipolaris oryzae gây ra (Breda de Haan) Shoem. gây ra, tên khác Helminthosporium oryzae.

– Sợi nấm đa bào, phân nhánh, đường kính 4 – 8 micromet màu nâu đến xám nhạt cành bào tử phân sinh mọc thành cụm đa bào, phần gốc lớn hơn phần đỉnh cành và hơi gẫy khúc.

– Bào tử phân sinh, hình con nhộng thon dài thẳng hoặc hơi cong. Hai đầu tròn có từ 3 – 11 ngăn ngang. Kích thước bào tử biến động từ 15 – 170×7 – 26 micromet.

– Trên hạt giống nấm tồn tại trên vỏ hạt, ở mày hạt, giữa lớp mày và vỏ hạt, đôi khi ở nội nhũ.

– Nấm sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ khá rộng. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm sinh trưởng là 27 – 30 độ C, cho bào tử nảy mầm là 25 – 30 độ C trong điều kiện ẩm độ 60 – 100%. Bào tử hình thành ở nhiệt độ từ 5 – 38 độ C, pH 4 – 10. Bào tử chết ở nhiệt độ 50 – 51 độ C, sợi nấm chết ở nhiệt độ 48 – 50 độ trong 10 phút. Trong điều kiện thuận lợi nấm xâm nhập vào cây trong 4h.

  1. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh tiêm lửa hại lúa (Bipolaris oryzeae)

– Nấm có thể tồn tại trong rơm rạ, trong đất và sống sót trên hạt giống trong bảo quản dưới dạng bào tử hoặc sợi nấm tiềm sinh trong khoảng thời gian từ 2 – 3 năm.

– Nguồn bệnh đầu tiên thường từ hạt giống nhiễm bệnh, nấm gây bệnh trên chồi non và rễ làm giảm tỷ lệ nảy nầm khoảng 11 – 29% và giảm sức sống của cây con.

Có nhiều nguồn dẫn đến bệnh tiêm lửa ở cây lúa
Có nhiều nguồn dẫn đến bệnh tiêm lửa ở cây lúa

– Tỷ lệ bệnh truyền qua hạt giống là trên các lô giống bị nhiễm bệnh có thể lên đến 59,4%. Trên đồng ruộng bệnh lan truyền nhờ gió. Nấm có thể gây hại trên 23 loài cỏ dại một lá mầm..

– Bệnh gây hại chủ yếu trên các giống lúa dài ngày, thiếu dinh dưỡng và vào các thời kỳ khủng hoảng dinh dưỡng trong giai đoạn sinh trưởng của cây lúa (cuối mạ, lúa bị hạn, sau đẻ nhánh, đòng non,…)

  1. Biện pháp phòng trừ bệnh tiêm lửa hại lúa (Bipolaris oryzeae)

– Vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp sạch cỏ dại và tàn dư rơm rạ, cấy đúng thời vụ, bón phân đúng kỹ thuật, đảm bảo đủ nước cho lúa, luân canh và cải tạo đất.

– Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lúa.

– Chú ý việc chọn lọc giống như phơi khô, quạt sạch, chọn hạt mẩy, sáng bóng, không có vết đốm nâu.

– Có thể sử dụng biện pháp sử  lý hạt giống bằng nước nóng 54 độ C trong 10 phút hoặc sử lý bằng thuốc diệt nấm rồi đãi cho sạch đem ủ cho thóc nảy mầm và gieo.

– Trong trường hợp cần thiết có thể phun thuốc trừ nấm như: New Hinosan 30EC (1,2 l/1ha); Kitazin 50EC ( 1 – 5l/ha); Rovral 50 WP (0,1 – 0,2%); Zineb 80WP (1kg/ha).

Với một số trường hợp cây bị bệnh nặng, bà con cần chú ý đến việc sử dụng các loại thuốc đặc trị
Với một số trường hợp cây bị bệnh nặng, bà con cần chú ý đến việc sử dụng các loại thuốc đặc trị

Agri.vn rất mong rằng qua bài viết này, bà con nông dân sẽ hiểu rõ hơn về loại bệnh tiêm lửa hại trên cây lúa. Bà con cũng đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức khác về nông nghiệp nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây