Các Loại Cây Cầm Máu Dễ Tìm Trong Vườn Nhà

0
3137
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Các loại cây cầm máu sẽ là “cứu tinh” trong một số trường hợp bị vết thương bất ngờ. trong dân gian, có rất nhiều lợi cây sở hữu công dụng này. Bài viết hôm nay Agri.vn sẽ dành riêng để nói về các loại cây cầm máu dễ tìm trong vườn nhà. Mời bạn cùng theo dõi bài viết để cập nhật thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích nhé!

Nội dung chính

Cỏ mực

Mô tả: Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo. Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 – 8cm, rộng 5 – 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 – 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.

Cách sử dụng: Nhai hoặc giã nhuyễn cỏ mực rồi đắp lên vết thương đang chảy máu, dùng ngón tay ấn chặt vào rồi buộc lại 1 lúc là máu sẽ ngừng chảy.

Cỏ mực là loại thảo dược có công dụng cầm máu rất tốt
Cỏ mực là loại thảo dược có công dụng cầm máu rất tốt    

Lá ngải cứu

Mô tả: Cây ngải cứu tên trong dân gian là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp. Thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ.

Cách sử dụng: Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.

Lá ngải cứu được sử dụng trong trường hợp cần cầm máu gấp
Lá ngải cứu được sử dụng trong trường hợp cần cầm máu gấp

Lá tía tô

Mô tả: Cây thảo, cao 0,5- 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa. Quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.

Cách sử dụng: Nhai hoặc giã nguyễn rồi đấp nhanh lên vết thương đang chảy máu sẽ có tác dụng cầm máu hiệu quả.

Lá tía tô khi đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu nhanh chóng
Lá tía tô khi đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu nhanh chóng

Cây bỏng

Mô tả: Cây lá bỏng hay còn có tên gọi khác là cây trường sinh, cây sống đời. Cây mọng nước, lá mọc đối, phiến lá dày, hoa màu hồng hay đỏ.

Cách sử dụng: Giã dập lá bỏng, đắp lên vết thương chảy máu sẽ giúp cầm máu rất tốt. Giúp giảm đau nhanh và vết thương lên da non cũng rất nhanh.

Cây bỏng cũng được sử dụng để cầm máu vết thương hở
Cây bỏng cũng được sử dụng để cầm máu vết thương hở

Nõn chuối tiêu

Mô tả: Là lá non trên ngọt cây chuối tiêu (chuối già). Có màu xanh hơi vàng chanh.

Cách sử dụng: Lấy nõn chuối, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương rồi băng ép lại.

Nõn chuối tiêu hỗ trợ cầm máu hiệu quả
Nõn chuối tiêu hỗ trợ cầm máu hiệu quả

Lá dâu non

Mô tả: Cây gỗ lớn cao tới 15m, màu nâu hay vàng vàng. Lá mọc so le, phiến xoan dài 5-10 (20)cm rộng 4-8cm, gốc hình tim hay gần như cụt, chóp tù hay hơi nhọn, có thuỳ trên các nhánh tược còn non, có răng, với răng hình tam giác, tù, khía rộng; gân gốc 3, các gân bên đạt tới chiều dài của phiến. Hoa cùng gốc hay khác gốc, các hoa cái thành bông đuôi sóc hơi dài hơn rộng, nhưng không quá 2cm. Quả trắng hay hồng, thuộc dạng quả phức gồm nhiều quả bế bao trong các lá đài đồng trưởng và trở thành mọng nước.

Cách sử dụng: Hái ít lá dâu non, nhai nát hoặc đem giã nát với ít nước rồi đắp lên vùng vết thương đang chảy máu.

Lá dâu non được sử dụng như một loại thuốc cầm máu tự nhiên
Lá dâu non được sử dụng như một loại thuốc cầm máu tự nhiên

Húng láng

Mô tả: Cây húng Láng lá nhỏ, thân tròn, mọc lan thành khóm. Mặt lá mầu xanh thẫm, cuống và gân lá màu tím. Thân cây đanh lẳn, cũng tím sẫm. Hái một lá vò nhẹ trên đầu ngón tay, mùi thơm dậy, sang trọng quyến rũ.

Cách sử dụng: Dùng cây húng láng rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương. Vị thuốc này có thể trị ngay sau khi bị rắn cắn, trước lúc đưa người bị nạn đi bệnh viện.

Lá sắn dây

Mô tả: Sắn dây, hay còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, bạch cát, là loại cây dây leo.

Cách sử dụng: Giã nát ít lá sắn dây với một ít nước, đem đắp lên vùng vết thương đang chảy máu, rồi băng kín lại.

Lá sắn dây đắp lên vùng vết thương đang chảy máu sẽ làm máu ngừng chảy
Lá sắn dây đắp lên vùng vết thương đang chảy máu sẽ làm máu ngừng chảy

Cây hành

Mô tả: Thân cỏ nhiều năm, cao 20-50 cm, có mùi hăng. Nhiều thân hành nhỏ, màu trắng được bao bên ngoài bởi lớp áo mỏng màu nâu vàng, dạng sợi, nối tiếp thân hành là thân rễ. Thân rễ màu nâu, mọc ngang hơi chếch. Lá mọc so le thành 2 dãy, hơi chụm ở gốc, hình dải, dẹp, đặc, kích thước 15-40μm 0,2-0,7 cm, bẹ lá dài và mỏng.

Cách sử dụng: Dùng một nắm cây hành cả rễ, thân, lá đem nướng chín, giã nát rồi đắp vào vết thương do ngã hoặc bị đánh mà bầm dập, đau đớn sẽ rất hiệu nghiệm.

Lưu ý: Khi chế các vị thuốc trên cần chú ý vệ sinh sạch vật dụng để đựng, giã và rửa sạch các vị thuốc, tốt nhất là sau khi cầm máu tạm thời, nếu thấy mức độ nặng nên kịp thời đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa.

Lá trầu không

Mô tả: Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét.

Cách sử dụng: Lá trầu không, lá gai, hạt cau già lấy theo tỷ lệ 2:1:2 đem phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng vết thương lại.

Trong dân gian, nhiều người sử dụng lá trầu không để cầm máu
Trong dân gian, nhiều người sử dụng lá trầu không để cầm máu

Mong rằng khi gặp những trường hợp vết thương chảy máu thì bạn có thể sơ cứu ngay, tránh mất nhiều máu bằng các loại lá thông dụng kể trên. Đối với những vết thương nghiêm trọng thì có thể buộc chặt vết thương cho máu ngừng chảy rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây