Kỹ Thuật Nuôi Tắc Kè Có Thể Bạn Chưa Biết

0
1847
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Tắc kè có tên khoa học là Gekko gekko, họ Gekkonidac, bộ Lacertilia, lớp Reptilia. Nó là một dược liệu quý mà nhân dân ta vẫn quen dùng từ lâu. Do việc khai thác quá mức nên số lượng tắc kè ngoài thiên nhiên giảm sút nhanh chóng, nên việc nuôi nó để chủ động sử dụng là điều cần thiết. Kỹ thuật nuôi tắc kè có điểm gì nổi bật đáng chú ý? Nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Nuôi tắc kè hoa hiện nay cũng là xu hướng chăn nuôi mang đến lợi nhuận cao
Nuôi tắc kè hoa hiện nay cũng là xu hướng chăn nuôi mang đến lợi nhuận cao  
  1. Nội dung chính

    Làm bọng tổ nuôi tắc kè

Bọng tổ nuôi tắc kè được chế tạo mô phỏng theo nơi thường ở của nó trong tự nhiên. Bọng tổ là một khúc thân cây rỗng ruột hoặc đục cho rỗng ruột, dài khoảng 1,2-1,5m; đường kinh 20- 25cm, có đục cửa thông hơi và cửa cho tắc kè ra vào.

  1. Chọn thả giống

Mỗi bọng tổ giống thả 1 con đực và 1 con cái hoặc 1 con đực với 2 con cái. Cách nhận biết tắc kè đực, cái như sau:

Lật ngửa bụng con tắc kè để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt.

a- Tắc kè đực: Gốc đuôi phồng to, lỗ huyật lồi và có gờ, hai chấm dưới lỗ huyệt to gần bằng hạt gạo, lồi và đen, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra.

b Tắc kè cái: Đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, hai chấm dưới lỗ huyệt mờ; bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lòi ra ở lỗ huyệt.

Chọn những con to khoẻ có kích thước trung bình trở lên làm giống
Chọn những con to khoẻ có kích thước trung bình trở lên làm giống
  1. Luyện cho tắc kè quen tổ

Sau khi thả con giống vào bọng tổ tạm bịt lỗ ra vào tổ. Treo các bọng tổ vào chuồng luyện có kích thước như một căn buồng nhỏ có mái che, xung quanh bằng lưới thép mắt nhỏ. Các bọng tổ treo cách nhau 30 – 40cm và cách mặt đất trên 1 m. Sau khi đã đưa các bọng tổ vào chuồng mới mở lỗ ra vào ở mỗi bọng tổ.

Trong chuồng đặt sẵn một số máng tre đựng nước cho tắc kè uống. Vào lúc chiều muộn thả mồi ăn là các loài côn trùng nhỏ vào chuồng. Mỗi con tắc kè ăn khoảng 2 con dế hay châu chấu là đủ bữa cho cả ngày.

Tắc kè hoạt động và ăn uống về đêm, ban ngày chúng lại chui vào tổ. Sau khi đặt bọng tổ vào chuồng luyện, sáng sớm mỗi ngày kiểm tra xem tắc kè đã chui hết vào tổ chưa. Nếu có con nào ở ngoài người nuôi tạo ra tiếng va động mạnh hoặc té nước làm cho chúng sợ buộc phải chui vào tổ. Sau ít ngày làm như vậy tắc kè sẽ quen tổ. Đối với một số con không chịu ăn, không chịu vào tổ, cử động lười nhác là những con bị bệnh cần thải loại sớm.

  1. Chuyển bọng tổ ra rừng

Người nuôi khi thấy đều đặn hàng sáng tắc kè đều chui hết vào bọng tổ là dấu hiệu dấu hiệu chúng đã quen tổ sẽ đem các bọng tổ đó treo ngoài rừng và mở cửa cho tắc kè tự do ra vào. Nên chọn những cây có tán lá xum xuê, thân hình cong queo để treo những bọng tổ tắc kè là tốt nhất. Tắc kè trong các tổ đó sẽ tự đi kiếm ăn về đêm và trở về tổ khi trời sáng. Chẳng mấy ngày chúng sẽ sinh sản trong trong các tổ đó.

Bạn có thể chuyển bọng tổ tắc kè ra môi trường tự nhiên
Bạn có thể chuyển bọng tổ tắc kè ra môi trường tự nhiên
  1. Sinh sản của tắc kè

Tắc kè đẻ trứng, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Nhờ nhiệt độ ấm áp trong tổ trứng sẽ tự nở ra tắc kè con. Trứng nở sau khoảng 3 tháng. Tắc kè con thường sống chung tổ với bố mẹ, chúng chỉ đi tìm tổ mới khi tổ cũ đã quá đông các thành viên.

Thông thường mỗi lứa tắc kè sẽ sinh sản 2 trứng
Thông thường mỗi lứa tắc kè sẽ sinh sản 2 trứng
  1. Thu bắt và chế biến tắc kè

Chuyển tổ tắc kè vào rừng năm truớc, năm sau bắt đầu thu hoạch sản phẩm. Để đàn tắc kè phát triển đông đúc, trong 1-2 năm đầu chỉ nên bắt ở mỗi bọng tổ 1 con. Tắc kè sống được mổ bụng, bỏ hết ruột gan, dùng que căng rộng ra rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô. Chế biến và vận chuyển nhẹ tay không để những con tắc kè đã khô bị gẫy đuôi.

Chúng tôi rất vui vì được chia sẻ đến bạn thông tin về kỹ thuật nuôi tắc kè. Nếu như đây cũng là hướng chăn nuôi của bạn, đừng quên lưu lại thông tin để áp dụng khi cần nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây