Hướng dẫn kỹ thuật trồng tiêu đơn giản, tăng năng suất

0
3315
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Hồ tiêu là loại cây công nghiệp trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên mang đến sản lượng và lợi nhuận lớn cho bà con hàng năm. Nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu ngày càng lớn, do đó để đảm bảo năng suất chất lượng người dân bắt đầu học hỏi nhiều hơn. Nhất là việc áp dụng các kỹ thuật, phương pháp mới mang đến hiệu quả kinh tế cao hơn những năm gần đây. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kỹ thuật trồng tiêu đơn giản lại vẫn đảm bảo được năng suất và chất lượng như mong muốn.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng tiêu đơn giản đảm bảo năng suất và chất lượng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng tiêu đơn giản đảm bảo năng suất và chất lượng   
  1. Nội dung chính

    Cách làm đất trồng hồ tiêu

Hồ tiêu là cây công nghiệp có sức sống cao nên không quá kén đất. Đất trồng tiêu không đòi hỏi quá nhiều dinh dưỡng nhưng phải đảm bảo được khả năng thoát nước bởi loại cây này không thể sinh trưởng và có thể chết nếu bị ngập úng.

Thường ở nước ta, cây hồ tiêu được trồng nhiều ở đất đỏ bazan Tây Nguyên, đất phù sa cổ hay đất pha cát ở Đông Nam Bộ,… Chủ yếu là đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có độ tơi xốp và yêu cầu mùn cao.

Trường hợp đất trồng xấu cần tiến hành canh tác đất, bón lót để cải tạo trước khi trồng. Các bước tiến hành như sau:

  • Làm sạch cỏ, cày bừa kỹ, cân bằng độ pH đất
  • Phơi ải, rắc vôi xử lý mầm bệnh và vi sinh vật gây hại trong đất
  • Bón lót bằng phân hữu cơ đã qua xử lý thường là phân chuồng hoai mục từ 15 – 20 ngày
  • Tiến hành đào hố trồng tiêu
Canh tác đất trồng tiêu là bước nền tảng giúp cây hồ tiêu phát triển
Canh tác đất trồng tiêu là bước nền tảng giúp cây hồ tiêu phát triển
  1. Chọn giống, làm trụ tiêu, thiết kế lô trồng tiêu

Hồ tiêu là loại cây trồng thân leo nên cần bám vào trụ để phát triển, do đó bà con cần nắm được kỹ thuật thiết kế lô trồng và làm trụ cho tiêu. Thường người ta có thể làm trụ gỗ, trụ gạch, trụ bê tông hoặc trụ sống bằng các loại cây trồng khác cho tiêu.

Chọn giống tiêu

Một số loại tiêu giống phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là: tiêu Phú Quốc, tiêu Vĩnh Linh, tiêu Ấn Độ,…

Tùy vào điều kiện khí hậu, đất trồng mà bà con nên chọn giống tiêu phù hợp nhất để đạt hiệu quả kinh tế.

Làm trụ tiêu và thiết kế lô trồng

  • Làm trụ tiêu: có thể chọn làm trụ gỗ, trụ gạch, trụ bê tông nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng nọc cây sống. Nên chọn các loại cây rễ cọc ăn sâu, thân thẳng, sinh trưởng nhanh và ít sâu bệnh. Ví dụ như cây tầm vông, cây keo đậu, cây muồng đen,…
  • Đào hồ trồng tiêu: đào 2 hố 2 bên trụ tiêu đã làm sẵn có kích thước chuẩn là 40 x 40 x 50cm hoặc 60 x 60 x 50cm, mép hố cách trụ từ 10 – 15cm
  • Thiết kế lô trồng: thiết kế hệ thống mương, rãnh thoát nước giữa các hàng trụ tiêu để đảm bảo tiêu nước vào mùa mưa, chống ngập úng

 

  1. Chăm sóc cây hồ tiêu và thu hoạch

Tưới nước

Nên tưới nước cho hồ tiêu vào mùa khô nhiều hơn, mùa mưa chú ý thoát nước. Do đặc tính không chịu ngập úng và nhu cầu nước của tiêu nên nhiều hộ gia đình chọn công nghệ tưới hiện đại.

2 giải pháp tưới hiện đại thịnh hành nhất là hệ thống tưới nhỏ giọt và phun mưa cục bộ mang lại hiệu quả tưới tiêu tốt nhất.

Bón phân

2 loại phân dùng cho tiêu vào từng thời kỳ phát triển là phân hữu cơ và phân khoáng. Trong đó, phân hữu cơ thường dùng là phân hoai mục hoàn toàn, bón vào đầu mùa mưa, lấp đất lại ngay sau khi bón.

Phân khoáng sử dụng nhiều là NPK với công thức phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hồ tiêu. Nên chia ra làm 4 đợt bón NPK hàng năm vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và sau khi thu hoạch quả giúp cây lại sức.

Công nghệ tưới hiện đại vừa cung cấp lượng nước đủ lại chống ngập úng cho tiêu
Công nghệ tưới hiện đại vừa cung cấp lượng nước đủ lại chống ngập úng cho tiêu

Phòng trừ sâu bệnh

Một số loại sâu bệnh và bệnh thường gặp ở hồ tiêu phải kể đến như:

  • Rệp sáp
  • Bọ xít lưới
  • Nấm Phytophthora capsici
  • Bệnh vàng lá
  • Bệnh thán thư
  • Bệnh virus

Mỗi loại sâu hay bệnh khác nhau đều cần có biện pháp phòng trừ phù hợp mới có thể diệt triệt để, hạn chế ảnh hưởng đến sản lượng và năng suất hồ tiêu.

Thu hoạch

Mùa vụ thu hoạch tiêu không giống nhau ở từng địa phương khác nhau:

  • Tây Nguyên: Tháng 2 đến tháng 4
  • Đông Nam Bộ: Tháng 1 đến tháng 3
  • Nam Trung Bộ: Tháng 3 đến tháng 5
  • Bắc Trung Bộ: Tháng 5 đến tháng 7

Nên thu hái khi thấy chùm tiêu có trên 5% quả chín để làm tiêu đen, làm tiêu trắng khi chùm quả chín trên 20%. Sau khi thu hái, tiến hành phơi hoặc ủ 1 – 2 ngày làm tiêu sọ, sơ chế và bảo quản đúng cách trước khi sử dụng hoặc xuất đi.

Hồ tiêu trồng đúng kỹ thuật cho năng suất và chất lượng cao
Hồ tiêu trồng đúng kỹ thuật cho năng suất và chất lượng cao

Bằng những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, hi vọng các nhà vườn trồng hồ tiêu sẽ đạt được sản lượng và chất lượng cao nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây