Nuôi tôm sú, cơ hội vàng để nâng cao hiệu quả kinh tế

0
2214
Nuôi tôm sú
Nuôi tôm sú để làm giàu
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi tôm sú đang ngày càng phát triển ở nước ta. Đặc biệt, Việt Nam còn là một trong 6 nước cung cấp tôm sú cho thị trường thế giới. Tôm sú từ xưa đến nay là một loại hải sản “hái ra tiền”, giá trị tôm sú đem đi xuất khẩu luôn cao hơn 20 đến 30% so với các loại tôm khác. Vậy, nuôi tôm sú có khó không? Và bà con liệu có thể phát triển mô hình này để nâng cao hiệu quả kinh tế, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nuôi tôm sú
Tôm sú là hải sản thơm ngon, giàu dinh dưỡng và hái ra tiền (Nguồn ảnh: Gấu biển)

Nội dung chính

Tìm hiểu về môi trường thích hợp để nuôi tôm sú

Nhiệt độ để tôm sú tương thích và phát triển là từ 18 đến 30 độ C.

Bà con chuẩn bị môi trường nước có độ Ph vào khoảng 7.5 đến 8.5

Tôm nói chung đều không ưa ánh sáng và thích sống ở vùng đáy. Chính vì thế, nước không cần quá trong, chỉ cần trong tầm 30 cm.

Độ kiềm tương thích là 80 đến 120 mg/l giúp tăng khả năng kháng bệnh của tôm.

Chuẩn bị môi trường nuôi tôm sú

Chuẩn bị nuôi tôm sú trên ao bạt

Chọn đầm sâu khoảng 80 đến 90cm và có đáy phẳng để lót bạt. Bà con chú ý loại bỏ hết các vật cứng, nhọn có thể làm rách bạt ao. Sau khi đã đảm bảo mọi thứ xong, lót bạt ao phủ kín đáy và thành đầm. Bà con nên chọn loại bạt dày, có thể bám sát dưới nền đáy.

Cố định và hàn bạt ao thật chắc chắn để nhằm đảm bảo nước trong ao không rò rỉ nước ra ngoài. Cùng với đó, ngăn nước nhiễm phèn để nước bên ngoài không thể xâm nhập vào bên trong ao.

Trang bị cho ao bạt đầy đủ hệ thống hỗ trợ nuôi tôm như máy bơm nước, quạt nước, máy đo nồng độ Ph hay máy đo nồng độ kiềm,…

Chuẩn bị nuôi tôm sú trong bể xi măng

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm sú ở Việt Nam đang chuyển hướng mạnh sang nuôi trong bể xi măng, bởi mô hình này đem lại nguồn thu lớn cho người chăn nuôi.

Mô hình nuôi mới mẻ này lại giúp cho quá trình nuôi và chăm sóc tôm được dễ dàng, dễ kiểm soát, ổn định môi trường nuôi, giảm thiểu số lượng tôm bị bệnh.

Bể nuôi tôm thường có diện tích khoảng 15 mét vuông với thành bể cao 1,2m. Bể trước khi đi vào sử dụng phải được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng.

Nuôi tôm sú
Nuôi tôm sú trong bể xi măng là mô hình mới ở nước ta

Bên cạnh bể nuôi tôm sú cần xây dựng một bể riêng xử lý nước, đảm bảo có đầy đủ ống thoát nước và sục khí.

Sử dụng các chất hóa học để cân bằng độ pH, độ kiềm và độ mặn,… nhằm đảm bảo môi trường sống thích hợp cho tôm sú phát triển.

Nuôi tôm sú cho ăn như thế nào?

Nuôi tôm sú
Cho tôm sú ăn như thế nào?

Trong quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm sú, bà nuôi bón phân màu cho ao, nhằm tạo điều kiện cho động, thực vật phù du trong ao phát triển. Nguồn thức ăn tự nhiên này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu khi tôm nhỏ.

Tôm sú là loại hải sản đem lại giá trị kinh tế hơn cả mong đợi, cho nên nuôi tôm sú cần nâng cao chất lượng tôm, phát triển khỏe mạnh. Cung cấp thức ăn công nghiệp dạng viên có chứa vitamin C, chất khoáng, men tiêu hóa,… Tôm sú nuôi được 1 tháng thì cho ăn thức ăn chứa đạm.

Cách trị bệnh cho tôm sú

Bệnh đen mang là bệnh thường gặp khi ao nuôi ở trong tình trạng kém chất lượng, nước ao bị nhiễm độc hoặc có thể là mật độ thả tôm quá cao. Tôm mắc bệnh thường có biểu hiện đen phần mang, đuôi, chân tôm. Vì bị bệnh mà tôm nhỏ yếu, ăn ít hoặc chết.

Nguyên nhân là do ao nuôi bẩn cho nên bà con xử lý bằng cách sục khí cho ao nuôi, sử dụng men vi sinh để phân hủy các chất thải tích tụ nơi đáy ao, vớt bớt tảo trong ao rồi tiến hành thay nước sạch.

Bệnh đóng vôi, đóng rong xuất hiện khi tôm đã lớn. Dấu hiệu bệnh ở tôm là đóng rong ở thân, tôm nhỏ yếu, ăn ít, mang tôm đổi màu.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn trong ao nuôi. Nhằm xử lý bệnh này, bà con cần cải tạo lại ao, bể nuôi tôm, nạo vét bớt các chất hữu cơ trong ao, sử dụng men vi sinh làm sạch môi trường sinh sống cho tôm.

Nuôi tôm sú
Phòng bệnh cho tôm sú để thu hoạch hiệu quả

Hội chứng tôm chết sớm EMS là bệnh nguy hiểm và thường gặp ở tôm. Tôm bị nhiễm bệnh rất yếu, vỏ mỏng, ruột rỗng và gan dị thường, chết trong khoảng 2 đến 3 ngày sau đó. Bà con cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và nhớ bổ sung vi sinh và men tiêu hóa cho tôm.

Một căn bệnh khác khiến tôm có phản ứng chậm, bơi lờ đờ vô đinh, hệ tiêu hóa suy giảm, vỏ tôm phát ra ánh sáng trắng hoặc xanh lục vào ban đêm, gây chết sau 45 ngày nhiễm bệnh là bệnh vỏ phát sáng.

Nguyên nhân của bệnh là do các vi khuẩn phát sáng sống bên trong cơ thể tôm. Cách xử lý đó là làm sạch nước nuôi tôm, vệ sinh bể, sục khí và loại khí độc NH3, NO2 trong ao nuôi.

Qua những kỹ thuật trên đây, bà con đã phần nào mường tượng được mình phải làm những gì để phát triển mô hình nuôi tôm sú hay chưa? Tôm sú mang lại giá trị dinh dưỡng cao, và là loại hải sản xuất khẩu “được giá” nhất thị trường hiện nay. Đừng chần chừ gì nữa mà hãy bắt tay vào khởi nghiệp nhờ mô hình này nhé.

Xem thêm: Bật mí 4 kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng nên biết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây