Kỹ Thuật Nuôi Gà Nhốt Chuồng Hạn Chế Bệnh – Lớn Nhanh

0
1797

Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /www/wwwroot/agri.vn/wp-content/plugins/agri-text-to-speech/index.php on line 147
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi gà theo mô hình nhốt chuồng có lẻ không còn quá xa lạ với bà con chăn nuôi. Thế nhưng làm thế nào để mô hình chăn nuôi gà nhốt chuồng mang lại hiệu quả cao nhất. Bài viết này chúng tôi xin chia sẽ đến bà con một số kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng. Mời bạn cùng tham khảo nhé!

Nội dung chính

Kỹ thuật cần chú ý khi chăn nuôi gà nhốt chuồng

Như bà con đã biết, thời gian trước đây mô hình chăn nuôi gà phổ biến nhất chính là nuôi gà thả vườn. Mô hình này được bà con sử dụng khá nhiều bởi chất lượng thịt gà mang lại ngon và sự phát triển của gà cũng khá tốt.

Nuôi gà nhốt chuồng cần chú ý đến nhiều vấn đề, đảm bảo đạt tiêu chuẩn
Nuôi gà nhốt chuồng cần chú ý đến nhiều vấn đề, đảm bảo đạt tiêu chuẩn  

Nhưng bà con biết đấy, mô hình chăn nuôi này lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro đặc biệt là dịch bệnh. Việc phòng chống và kiểm soát dịch bệnh rất khó khăn. Chưa kể đến, mô hình chăn nuôi gà thả vườn yêu cầu diện tích chăn nuôi khá lớn. Nhưng trong giai đoạn phát triển hiện tại diện tích đất ngày càng bị thu hẹp để phát triển công nghiệp. Chính vì vậy mà mô hình chăn nuôi gà nhốt chuồng là một giải pháp vô cùng tốt cho bà con hiện tại.

Chuẩn bị xây dựng chuồng trại

Để việc chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất, khi xây dựng chuồng trại bà con cần chú ý đến một số yếu tốt sau:

Đầu tiên bà con cần quan tâm đó chính là vị trí xây dựng chuồng trại phải cách xa khu dân cư. Bởi đơn giản phân gà có mùi khó chịu nếu nuôi trong khu dân cư sẽ gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Vị trí làm chuồng gà nên cách xa nhà ở, khu dân cư
Vị trí làm chuồng gà nên cách xa nhà ở, khu dân cư

Tiếp đến, chuồng nuôi phại được xây ở nơi cao ráo thoáng khí và mát mẻ, nên xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam. Nền chuồng cần được tráng xi măng với độ dốc phù hợp để dễ dàng vệ sinh. Mái che bà con có thể sử dụng tôn chóng nóng hoặc tôn lạnh để lớp. Tường rào xung quanh có thể xây bằng gạch hoặc bằng lưới thép có bạt che.

Ngoài chuồng nuôi bà con cần xây dựng  khu dự trữ – chế biến thức ăn, khu xử lí vật nuôi – chất thải chuyên biệt với nhau. Đặc biệt, cần chuẩn bị hố sát trùng gần chuồng nuôi để dễ dàng trong việc xử lý và phòng bệnh.

Mật độ và diện tích chuồng nuôi

Tùy vào diện tích khu chăn nuôi mà bà con lựa chọn số lượng gà phù hợp sao cho đảm bảo mật độ phù hợp. Bà con có thể tính theo diện tích theo công thức: Diện tích chuồng = Một độ gà x Tổng số gà. Mật độ phù hợp nhất bà con có thể chăn nuôi với diện tích 1m2 đất bà con chỉ nên thả từ 6–8 con gà.

Mật độ và số lượng gà nuôi trong chuồng sẽ phụ thuộc vào diện tích chuồng
Mật độ và số lượng gà nuôi trong chuồng sẽ phụ thuộc vào diện tích chuồng

Chọn giống gà nuôi mô hình nhốt chuồng

Sau khi chuẩn bị, xây dựng chuồng nuôi đảm bảo kỹ thuật. Tiếp đến bà con cần lựa chọn được giống gà chăn nuôi cho phù hợp.

Một số giống gà chăn nuôi phù hợp bà con có thể tham khảo như: gà Đông Tảo, gà Nòi lai, gà Tam Hoàng, gà Tàu Vàng hoặc gà Phượng,… Tùy nhiên, dù là bà con chọn giống gà nào để chăn nuôi thì việc chọn trại giống uy tín để chăn nuôi là điều quan trọng nhất.

Bên cạnh đó khi chọn con giống bà con cần lưu ý những yếu tố sau:

  • Nên lựa chọn con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông mịn, chân mập, da chân săn chắc, không bị hở rốn để đảm bảo lứa gà lớn nhanh, mẫu mã đẹp và thịt ngon.
  • Không chọn những con bị khoèo chân, cánh xệ, hở rốn hoặc có vòng thâm đen quanh rốn vì chúng thường có khả năng mắc bệnh cao, lại chậm lớn.

Thức ăn cho gà nuôi nhốt chuồng

  • Đảm bảo nguồn thức ăn sạch và giàu dinh dưỡng.
  • Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn nông nghiệp như thóc dẹt, gạo tấm, ngô,….
  • Thức ăn cần đảm bảo năng lượng, chất đạm, chất khoáng và Vitamin.
  • Nguồn nước uống phải sạch sẽ để gà phát triển tốt nhất.

Cách chăm sóc gà nhốt chuồng

Đối với gà con khi mua từ trại giống về bà con nên vận chuyển vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Đến nơi bà con cho gà vào chuồng úm và cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamin C,  thức ăn cho gà con là tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ. Bà con di trùy trong khoảng 3 ngày sau đó kết hợp với thức ăn nông nghiệp cho gà.

Nhiệt độ trong chuồng gà phải giữ ở mức độ phù hợp
Nhiệt độ trong chuồng gà phải giữ ở mức độ phù hợp

Giữ nhiệt độ trong chuồng nuôi phù hợp. Bà con lưu ý đến một số dấu hiệu của gà như gà nằm tụ lại quanh bóng đèn thì gà đang bị lạnh, nếu tản xa bóng đèn là bị nóng, nằm tụ góc là bị gió lùa và chỉ khi chúng đi lại tự do trong chuồng thì nhiệt độ phù hợp.

Đảm bảo được lượng ánh sáng đủ cho chuồng. Bà con có thể sử dụng nguồn sáng tự nhiên vào ban ngày về đêm thì thắp thêm đèn cho gà đủ sáng để ăn.

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên bà con cũng cần quan tâm. Để tận dụng được nguồn phân cũng như vệ sinh được dễ dàng, bà con nên trải một lớp trấu lên bề mặt chuồng để khi vệ sinh quét dọn được dễ dàng.

Đặc biệt, tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho gà đúng định kỳ để phòng tránh bệnh. Bà con tuyệt đối, không nuôi nhiều lứa gà  trong một chuồng và trước khi nuôi lứa mới bà con cần vệ sinh chuồng và khử trùng.

Trên đây là những thông tin kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng. Hi vọng, với những chia sẽ trên sẽ giúp bà con chăn nuôi được tốt hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây