Gừng được biết như một loại gia vị và vị thuốc thông dụng tại Việt Nam. Cách trồng gừng cũng khá đơn giản nhưng để cây gừng cho củ to và nhiều thì cần phải có kinh nghiệm. Kỹ thuật trồng gừng tốt sẽ giúp cây cho năng suất cao, năng cao hiệu quả kinh tế. Cùng xem qua bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Thời điểm thích hợp để trồng gừng
Để cây gừng phát triển tốt nhất thì việc chọn thời điểm trồng rất quan trọng. Thông thường trồng gừng vào lúc thời tiết bắt đầu ấm áp (từ tháng 1 đến tháng 2 hoặc tháng 4 đến tháng 5) cây sẽ sinh trưởng dễ dàng hơn.
Cây gừng thường mất khoảng 8 tháng đến 10 tháng để cho củ lớn. Vì thế khi thời tiết lạnh dần vào cuối năm (tháng 10 đến tháng 12) thì gừng đã có thể thu hoạch được.
Chọn giống gừng như thế nào?
Có thể nói, gừng trâu, gừng dé. Giống gừng đạt chuẩn cần được xử lý trước khi trồng với những loại thuốc như Phatox, Score, …. Đây là thuốc có gốc CU với khả năng diệt nấm và phòng bệnh cho cây gừng.
Thông thường việc chọn giống cần phải tìm nơi sản xuất uy tín hoặc có sự tư vấn của người có kinh nghiệm. Như vậy sẽ giúp tránh rủi ro vì không phải ở đâu cũng có giống tốt, đạt chuẩn để trồng trên diện tích lớn.
Đất trồng
Nên trồng gừng theo luống ở nền đất có độ ẩm cao. Gừng non vừa trồng cần được che phủ bằng biện pháp tủ gốc, tủ luống. Đất trồng gần cần có khả năng thoát nước tốt.
Mặc dù không kén đất nhưng để đạt năng suất cao nhất, đất trồng gừng cũng cần có độ mùn và độ xốp nhất định. Theo đó, cần trộn đất sạch cùng tro trấu, trùn quế đúng tỷ lệ 1 : 2 : 1.
Phân bón
Cũng như nhiều loại cây trồng khác, gừng cũng cần được bón phân đầy đủ để nhận đủ dưỡng chất. Thông thường, cứ mỗi ha gừng cần ít nhất 5 tấn phân chuồng, 80kg lân và 1 tạ kali. Lượng phân này sẽ được chia đều để bón cho đến khi thu hoạch.
Lượng phân chuồng nhiều nhà vườn còn đầu tư lên đến 10 lần mỗi ha cho 1 vụ. Tố nhất, nên bón phân chuồng và phân lân theo hàng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Kỹ thuật trồng gừng
Gừng trước khi đem trồng trong vườn cần được ủ kỹ trong 2 tuần để mầm mọc đều. Chỉ cần đặt gừng lên một lớp trấu trộn với tro có độ dày khoảng 20cm. Gừng được chất cao tối đa 30cm thì phủ một lớp rơm lên trên và tưới thêm nước. Lượng nước tưới chỉ cần vừa phải để tránh làm gừng thối nhưng nếu quá khô thì gừng cũng không nảy mầm được. Sau đó, sử dụng tay để tách nhánh, mỗi nhánh khoảng 3 đốt ngón tay.
Khi trồng gừng không cần phải đào hố quá sâu, cách mặt đất khoảng 3cm là được. Tiếp theo chỉ cần vùi mầm gừng vào đất và tưới nước.
Kỹ thuật chăm sóc cây gừng
Mặc dù gừng là loại cây thích đất ẩm nhưng lại không thể chịu được ngập úng. Do đó, lượng nước tưới chỉ cần đảm bảo đủ độ ẩm, khoảng 2 lần mỗi ngày là được. Củ gừng sẽ ra mầm trong vòng 20 ngày. Đến lúc lá gừng lớn khỏe thì chỉ cần tưới nước một lần mỗi ngày.
Gừng non thường bị ốc sên tấn công nên cần được canh bắt ốc hoặc dùng thuốc diệt ốc trong giai đoạn đầu.
Thông thường, gừng sẽ phát triển tốt hơn ở nơi có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, ở điều kiện này cây lại cho củ ít và khá nhỏ. Tốt nhất cần đảm bảo thời gian cây gừng tiếp xúc với ánh sáng tối đa 6 tiếng mỗi ngày là được.
Khi lớn, củ rừng sẽ dần trồi khỏi mặt đất và dần đến khoảng tháng 8 thì lá gừng bắt đầu rụng. Ở giai đoạn này, không cần phải tưới nước cho cây gừng nữa.
Cần thường xuyên làm cỏ và dọn líp gừng để tránh sâu bệnh. Nếu thực hiện bước làm sạch tốt thì cây gừng sẽ không bị bệnh trong suốt quá trình trưởng thành.
Thu hoạch gừng
Nếu trồng tốt, có thể thu hoạch gừng dần từ tháng 5. Lúc thu hoạch cần phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm đứt rễ hay trầy xước củ gừng. Những tổn thương nhỏ có thể tạo điều kiện để sâu bệnh phát triển. Lúc nay, người nông dân đã có thể bắt đầu chọn và lấy giống để trồng cho vụ sau.
Gừng thường không khó trồng nhưng để cây gừng cho năng suất tốt thì người nông dân cần phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm. Việc trồng gừng trên diện rộng thường gặp rất nhiều vấn đề như sâu bệnh, ngập úng, củ nhỏ, …. Kỹ thuật trồng gừng đúng chính là chìa khóa quan trọng giúp người nông dân dễ dàng hơn trong việc trồng và chăm sóc cây gừng.