Cá tai tượng – Mô hình nuôi trồng thu lợi bậc nhất

0
4485
Hưỡng dẫn nuôi trồng cá tai tượng
Mô hình nuôi trồng cá tai tượng
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá tai tượng được xem như một đối tượng làm giàu hiệu quả bậc nhất của các hộ dân. Hiện nay, ngành chăn nuôi cá tai tượng rất phát triển ở nước ta và đem lại hiệu quả thu nhập cao cho bà con.

Bởi khả năng dễ thích nghi với môi trường khắc nghiệt, không kén chọn thức ăn và dễ nuôi nên cá tai tượng rất được thị trường ưa chuộng. Cùng học tập kỹ thuật nuôi cá tai tượng sao cho đạt hiệu quả cao với Agri.vn nhé!

Nội dung chính

1. Chuẩn bị trước khi nuôi cá tai tượng

Đặc điểm sinh học của cá tai tượng

Cá tai tượng là loài cá đặc trưng của vùng nhiệt đới, thường phân bố ở các vùng nước lặng, nước ngọt có nhiều loài thủy sinh sinh sống. Ở nước ta, cá tai tượng là loài được nuôi và đánh bắt chủ yếu ở vùng đồng bằng Nam Bộ.

Loài này có khả năng dễ dàng thích nghi với môi trường kể cả môi trường khắc nghiệt nên nó có thể sống được ở môi trường nước ngọt, nước lợ như ao, hồ, sông, đầm nước hay nước kém oxy, nước tù.

Dù cá tai tượng lại không chịu lạnh được bù lại có khả năng chịu nóng tốt. Cá tai tượng thuộc loại dễ nuôi, nó ăn tạp và chủ yếu là các loại bèo nổi, rau dại.

Hướng dẫn chuẩn bị ao nuôi cá tai tượng

Ao nuôi cá tai tượng
Chuẩn bị ao nuôi cá tai tượng

Chọn địa điểm nuôi ở nơi có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm và lượng nước dồi dào đủ khả năng cung cấp cho cả quá trình nuôi cá.

Sau đó người nông dân sẽ cải tạo lại ao, phát quang bụi cây, lùm cỏ, nạo vét bớt bùn đất quanh thành ao, nếu có hang cua thì lấp lại. Sửa chữa lại bờ và lưới bao quanh cho chắc chắn, giữ bờ cao hơn mực nước nuôi nửa mét.

Ngoài ao ra, ta có thể sử dụng mương vườn, liếp rẫy để làm nơi nuôi cá. Cần chọn chỗ có diện tích từ 100 – 1000m2, sâu khoảng 1 – 2 m. Thu nước và nạo, vét bùn ở dưới đáy, sau đó rải 10kg vôi trên 100m2 để làm sạch ruộng nuôi cá.

Nhằm tăng độ dinh dưỡng trong ruộng, bà con hãy đập dập dây thuốc cá rải cứ 100m2 là 4kg rồi phơi nắng 5-7 ngày. Bón phân theo tỉ lệ 25kg phân bò, 12kg phân gà cho 100m2 đất. Hôm sau, bà con cho nước vào ngập khoảng 40cm rồi khi thấy ao, ruộng có màu xanh lá non thì cấp nước cho cao lên đến 1m.

Kỹ thuật chọn giống cá tai tượng

Chọn những con cá khỏe mạnh, không có mầm bệnh hay bị dị tật, bà con cần chọn cá con có kích cỡ tương đương nhau.

Một mét vuông nuôi từ 3 đến 10 con tùy điều kiện, nếu nuôi ghép với cá mè trắng hay cá hường thì là 1 con trên 1 m2.

2. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá tai tượng

Thức ăn

Thức ăn cho cá tai tượng
Thức ăn cho cá tai tượng

Sau khi nuôi cá giống một tháng thì thả xuống ao, ruộng. Thức ăn chủ yếu là các loại thực vật đã thái nhỏ như bèo, lá cải, rau muống. Khi thấy cá lớn hơn, có thể ăn tạp thực vật thủy sinh, rau hay các đồ ăn thừa trong nhà bếp.

Muốn cho cá tăng trưởng nhanh nên trộn thêm tinh bột trong bữa ăn, nếu chỉ ăn rau thì 2 đến 3 năm mới nặng 1kg còn khi thêm thức ăn tinh thì chỉ cần 1 năm đã nặng 1kg rồi. Cá tai tượng ăn lượng rau bằng 2%-5% trọng lượng của nó theo công thức:

Rau xanh 30% và thức ăn tinh 70%. Trong đó có 30% cá con, cá biển tươi sống, đầu tôm, ruột ốc và bột cá, 7% là tấm, bắp và 3% bột lá bán sẵn.

10% lá rau muống và 90% thức ăn tinh ( 50% bột cám, 15% bột cá và 25% là bánh dầu.

Phương thức chế biến thức ăn: Thái nhỏ các lá và thân rau muống và rau lang. Thịt ốc, cá, cua nghiền nhỏ. Rồi nấu tấm thành cháo rồi cho phần cá, cua, ốc nghiền nát và nấu cùng với rau muống, rau lang băm nhỏ. Cung cấp thêm thức ăn dạng bột, xác đậu nành đã nấu vào trộn cùng. Cho nồi nguội sau đó đem vào ép viên.

Khi cá còn bé, bà con lưu ý cho cá ăn một ngày 2 lần bằng sàn. Cho đến khi cá tai tượng lớn hơn người ta sẽ chia vùng, rải đều thức ăn sao cho cá lớn nhỏ đều đủ ăn.

Chăm sóc đàn

Khi nuôi kiểm tra tình trạng phát triển của cá, nếu thấy cá lớn không đều bạn kéo lưới, chia cá đạt cỡ thương phẩm nuôi riêng, các con còn lại khi đồng đều về trọng lượng sẽ lớn nhanh hơn. Tuyển chọn cá 1.5 tháng/lần.

Cá có thể ăn phân gà, phân lợn nên nhất định phải thay nước định kỳ hàng tuần hoặc nửa tháng 1 lần, vớt bỏ thức ăn thừa trước khi cho thêm rau vào. Luôn giữ mực nước trong ao cao 1- 1.5m, nước sạch và có màu xanh lá non.

Phòng trị bệnh

Luôn giữ vệ sinh ao nuôi sạch sẽ, nếu cá bị bệnh thì phải phát hiện và chữa trị kịp thời.Bệnh nấm thủy mi thì người nông dân sẽ dùng thuốc Malachite Green liều 0,05g/m3 hoặc sunfat đồng 5g/m3 cho vào ao tuy nhiên hiện nay loại này đã bị cấm sử dụng. Còn nếu cá bị trùng mỏ neo thì sử dụng Dipterex liều 0,5-1g/m3 .

Thu hoạch cá

Khi cá đến kỳ thu hoạch, ta chặn mương thành từng vùng để bắt cá. Ta thả lưới và nhẹ nhàng kéo lên hoặc bắt cá bằng vợt, rồi cho vào thùng nước đã bơm oxy.

3. Nuôi cá tai tượng sinh sản

Cá tai tượng sinh sản
Cá tai tượng mùa sinh sản

Nhà bạn cần có trước một hồ kính rộng rãi để cá tai tượng châu phi vào sinh sản. Nơi cá đẻ đặt đứng 1 cục gạch.

Khi thả vào cá thấy vẫn bơi lội bình thường, thấy 2 con cá đực và cái đang rượt đuổi, cắn nhau,… nghĩa là chúng chuẩn bị đẻ trứng.

Giống cái sẽ đẻ trứng lên các lỗ trống ở viên gạch và đẻ nhiều lần. Thành tập tính chúng sẽ chỉ luôn quanh quẩn bên ổ của mình để canh phòng, bảo vệ trứng và cung cấp dưỡng khí,…

Khi trứng đã nở những con cá con vẫn bám vào ổ, trú ngụ trong đó 3 đến 4 ngày mới bơi ra ngoài. Vì chưa phát triển toàn diện, còn nhỏ, nên chúng chưa biết ăn chỉ sống bằng các chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể. Cá tai tượng cha mẹ luôn ở bên chăm sóc cá con.

Thức ăn của cá con là hạt bobo, lòng đỏ trứng gà,… Một tuần sau thì có thể ăn rau, cám nhỏ rồi.

Cá tai tượng là mô hình nuôi trồng dễ sinh lợi thuận và mang lại năng suất rất cao, giúp người nông dân làm giàu từ việc nuôi trồng thủy sản. Mong rằng qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá này, bà con sẽ thực hiện được một cách tốt nhất.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm: https://agri.vn/ky-thuat-nuoi-ca-canh-trong-be-thuy-sinh/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây