Nuôi ốc nhồi để từ nông dân 1 sao lên làm địa chủ 10 sao

0
1953
nuôi ốc nhồi
Ốc nhồi - món ăn yêu thích
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi ốc nhồi là một mô hình nghe vừa lạ vừa quen đối với nhiều bà con nông dân, nuôi ốc nhồi là hình thức nuôi trồng chủ yếu để chăn nuôi kết hợp, tận dụng nguồn nước và nguồn thức ăn, đẩy mạnh năng suất. Chỉ cần hôm nay bà con đọc qua bài viết này của tôi, bà con sẽ nằm được từ A đến Z mọi thứ về mô hình nuôi ốc nhồi đấy.

Nội dung chính

Nuôi ốc nhồi đúng cách

Đẳng cấp ao nuôi ốc nhồi

Ao nuôi ốc nhồi phải chọn những vị trí đặt đảm bảo nguồn nước.

Tránh xa những nơi gần nhà máy, chợ hoặc có nhiều hoạt động dân cư để nguồn nước không bị ô nhiễm, không bị nhiễm độc.

nuôi ốc nhồi
Ốc nhồi – bài thuốc dân gian

Nguồn nước nuôi ốc nhồi cũng phải chủ động để thuận tiện cho việc cấp phát.

Hơn nữa vị trí đặt ao cũng không cản trở các hoạt động giao thông.

Diện tích ao nuôi ốc nhồi không quá lớn vì kích thước ốc nhỏ, việc xây ao với kích thước vừa tầm sẽ dễ quản lý, kiểm tra và chăm sóc ốc nhồi hơn.

Ao với diện tích quá lớn thì sẽ khó kiểm soát bệnh tật, tốt nhất là nên dưới 5000 mét vuông.

Nước bơm vào cũng không nên quá sâu, chỉ từ 0,5 đến 1m là vừa đủ.

Bờ ao nuôi ốc nên là đất thịt có nhiều mùn vì đây là môi trường có lợi cho ốc phát triển, hơn nữa đất thịt giữ nước tốt, không thất thoát hay bị úng, khi đắp thì đắp chắc bờ.

Bờ ao đắp cách mặt nước 0,5m trở lên để tránh việc ốc bám bờ và bò ra ngoài, gây thất thoát ốc.

Đáy ao nuôi ốc nhồi đắp phẳng, hơi nghiêng về phía ống thoát nước để dễ thải nước và thu hoạch ốc nhồi.

Hãy sửa chữa và nâng cấp hệ thống ống thoát nước. Rào lưới hoặc dựng tường quanh khu vực nuôi ốc để tránh thất thoát ốc hoặc bị nhiều sinh vật lạ xâm nhập vào khu vực nuôi.

Điều kiện nước nuôi ốc nhồi khá dễ đáp ứng, chỉ cần đảm bảo độ pH trong khoảng 6,5 – 8, và lượng oxi hòa tan tối thiểu phải là 1mg/lít là được.

Để cải tạo hoặc chuẩn bị ao, sau khi tát cạn nước ao thì bắt đầu nạo vét bùn, nhưng chỉ nạo vừa phải và để lại một lớp dày khoảng 10 – 15cm ở dưới đáy ao.

Sau đó diệt tạp và diệt hết cỏ dại, cá tạp,…

Bón vôi cho ao và phơi ao khoảng một tuần hoặc ít hơn để sát khuẩn, khử trùng, đến khi đáy ao xuất hiện những vết chân chim trên bùn là được.

Sau đó bơm nước vào ao, hãy có hệ thống lưới lọc ở ống bơm để chắn rác thải, sinh vật lạ, cá dữ, cá tạp,… tràn vào ao làm hại đến công trình nuôi ốc nhồi.

Thả trên bề mặt vài tấm bèo để tạo điểm bám cho ốc, không nên thả quá nhiều mà chỉ khoảng 1/4 diện tích ao để tránh tình trạng ứ đọng, bí bách và ô nhiễm.

Ngăn cách bèo bằng các khung nối nổi để tránh việc bèo phát triển quá tràn lan làm ảnh hưởng môi trường nuôi ốc nhồi.

Trước khi thả ốc 7 – 10 ngày thì nên dùng mùn bã hữu cơ ủ từ rơm, rạ rải xuống đáy ao với lượng khoảng 10 – 15kg trên 100 mét vuông, và kết hợp dùng phân chuồng ủ hoại để tạo màu nước, làm giàu môi trường nước.

Có thể rải vôi bột quanh bờ ao để củng cố độ chắc chắn với lượng bằng với lượng ao bón đáy ao (khoảng 7 – 10kg trên 100 mét vuông).

Đến khi ao được bón hơi sủi bọt lăn tăn thì thả ốc giống vào.

Thả ốc nhồi giống

Về tiêu chuẩn chọn ốc giống thì ốc khỏe mạnh, không bị sứt sẹo hay dập, mòn vỏ.

Đỉnh vỏ có độ bóng nhất định, tươi sáng và khi rưới nước lên thử thì có màu sắc bóng bẩy.

Ốc giống có khối lượng từ 0,4 – 0,5g một con hoặc hơn.

Vận chuyển ốc giống đến nơi nuôi ốc nhồi sao cho giữ được độ ẩm tự nhiên, không cần bơm thêm oxi, mở thùng đựng ốc ra một khe vừa đủ để không khí lưu thông vào và có sự trao đổi khí với bên ngoài.

Trong quá trình đó ốc sẽ dần thích nghi tốt hơn nhờ các hoạt động trao đổi liên tục.

Ốc được giữ trong thùng xốp có đục lỗ trên nắp, không sắp lổn nhổn ốc vào với nhau mà đặt từng lớp ốc ngăn cách từng lớp bèo xen kẽ, như vậy thì đảm bảo hạn chế va đập, hư hại đến ốc.

Không đổ ụp ốc vào ao nuôi ốc nhồi ngay mà cho ốc từ thùng ra chậu trước, cho một lượng nước vừa đủ từ từ vào chậu để ốc thích nghi dần trước rồi mới thả.

nuôi ốc nhồi
Nuôi ốc nhồi quy mô nhỏ

Không phải loài nào cũng có thể thích nghi tốt với mọi môi trường mới, nuôi ốc nhồi tuy không khó nhưng cũng cần lưu ý.

Khi cho ốc làm quen với môi trường trước thì việc nuôi ốc nhồi cũng dễ quản lý hơn.

Ngâm ốc khoảng 20 -30 phút rồi thả từ từ ốc xuống ao.

Con giống được thả với mật độ 70 con trên một mét vuông.

Chăm sóc ốc khi nuôi ốc nhồi

Ốc nhồi tiêu thụ tốt các loại rau xanh, bèo, rong, ngũ cốc nghiền nhỏ.

Ốc vừa sống nổi gần mặt nước vừa sinh hoạt được dưới đáy, tốc độ di chuyển của chúng chậm và thường tùy vào thời tiết trong ngày.

Bạn sẽ khó mà thấy được sự phân bố đồng đều trong ao nuôi ốc nhồi, chúng thường phân bố khá lộn xộn.

Để khắc phục vấn đề này, hãy cho ốc ăn ở những nơi cố định vào các thời điểm cố định trong ngày, như thế thì đến thời điểm thu hoạch sẽ dễ tập trung ốc hơn.

Và việc cố định trong ăn uống sẽ hạn chế tình trạng dư thừa hoặc không đủ thức ăn, hoặc thức ăn bị vương vãi và đọng lại.

Vào những buổi sớm, ốc nhồi thường sinh hoạt trên mặt nước, chúng bám vào các lá bèo, lá sắn, lá dọc mùng để ăn uống, hãy quan sát và tổng hợp các vị trí tập trung của ốc trong ao nuôi ốc nhồi nhà bạn.

Nếu là thức ăn từ rau xanh thì không nên bằm nhỏ, bèo lá, cây xanh đều nên để nguyên vì ốc sẽ bám lên mặt lá, cành cây để gặm dần.

Chỉ nên thu gọn thức ăn tinh theo lượng cho sẵn và cho ốc ăn một lần mỗi ngày. Lượng thức ăn tinh sẽ được điều chỉnh trong những tháng đầu dựa theo những ghi chép về tình hình ăn uống của ốc, sau đó sẽ hình thành số lượng cuối cùng.

Trung bình tổng thức ăn chiếm khoảng 0,5 – 1% khối lượng ốc trong ao.

Phải kiểm tra sàng đựng thức ăn tinh kỹ càng, nếu thấy còn thức ăn thì không nhất thiết phải cho ăn, hãy chờ xem rồi mới cho ăn.

Kiểm tra thức ăn xanh khi nuôi ốc nhồi trong ao thì không quá khó, nhưng thức ăn tinh thì lại khá phức tạp, hãy dùng sàng ăn đan phên tre dày để thức ăn không bị lọt ra ngoài và dễ kiểm tra số lượng.

Đặc biệt là nếu còn thừa thức ăn tinh thì nên ngừng cho ăn.

Nếu tình trạng ao có nhiều mùn tự nhiên, hữu cơ thì đó sẽ là nguồn thức ăn tự nhiên cho ốc nhồi, không nhất thiết phải cho ăn thức ăn xanh hoặc các loại thức ăn hữu cơ nữa.

Trong hai tháng nuôi đầu sau khi thả giống thì không cần thay nước để tận dụng nguồn mùn bã hữu cơ tự nhiên, lúc này tình trạng nước không đến mức ô nhiễm được.

Sang tháng thứ ba thì bắt đầu định kỳ thay nước hai tuần một lần, thay khoảng 60 – 70% lượng nước trong ao.

Thu hoạch ốc nhồi

Nuôi ốc được khoảng 3 – 4 tháng thì ốc đạt lượng khoảng 25 – 30 con trên một kg, lúc này bà con có thể thu hoạch.

Hãy sắp xếp thu hoạch trước mùa đông để tránh thất thoát ốc và mất mùa.

Hoặc bà con có thể áp dụng hình thức thu tỉa khi cho thuyền đi quanh bờ ao, nhìn những con ốc buổi sớm nổi lên bám vào lá sắn, bèo, lá dọc mùng thì bắt lấy, thu hoạch ốc to trước.

nuôi ốc nhồi
Cùng làm chầu nhậu ốc nhồi

Ốc nào còn nhỏ thì nên thả để nuôi tiếp, và có thể giữ một vài con to để mùa sau tiếp tục nuôi làm giống.

Sau khi thu ốc to thì nhiều người sẽ thả bù vào bằng lượng ốc nhỏ mới, nhưng hãy kiểm tra kỹ vào những giai đoạn thả trộn này nhé.

Khi thu hoạch toàn bộ thì tháo cạn nước từ từ rồi dùng lưới bắt ốc lại là được.

Ốc nhồi và tôi xin tạm biệt bà con tại đây thôi nhé, mong bà con đã có một chuyến đi mĩ mãn và thu được nhiều kiến thức nuôi trồng mới. Thương!

Xem thêm: Nuôi cá chạch nhân tạo thu lợi nhuận gấp 10 lần không bao giờ sợ lỗ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây