Nông nghiệp sinh thái- xu hướng nông nghiệp hiện đại cho tương lai

0
2603
Nông nghiệp sinh thái là gì
Xu hướng nông nghiệp cho tương lai
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nền nông nghiệp hiện nay đang tàn phá hủy hoại thiên nhiên một cách trầm trọng, bên cạnh đó nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp lại một ngày càng tăng. Vì vậy, nông nghiệp sinh thái được các chuyên gia công nhận là phương thức nông nghiệp bền vững cao cấp nhất hiện nay.

Nội dung chính

Nông nghiệp sinh thái là gì?

“Nền nông nghiệp sinh thái là nền nông nghiệp kết hợp hài hòa những cái ưu điểm, tích cực của hai nền nông nghiệp: nông nghiệp hóa học và nông nghiệp hữu cơ một cách hợp lý và có chọn lọc nhằm: thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không gây hại đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai (nông nghiệp bền vững); thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp, nghĩa là phải đạt năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt với mức đầu tư vật chất ít và hiệu quả kinh tế cao.” (Lê Văn Khoa, 1999)

Lợi ích của nền nông nghiệp sinh thái

Tạo ra nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn

tạo ra sản phẩm tốt cho sức khỏe
tạo ra sản phẩm tốt cho sức khỏe

Các sản phẩm sinh thái không có chứa chất độc hại từ các loại thuốc như: Thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, phụ gia, chất bảo quản và nhiều sản phẩm sử dụng để loại bỏ côn trùng, bảo vệ màu sắc sản phẩm như cam, táo…

Thực phẩm sinh thái khi được dung nạp sẽ được đồng hóa chính xác mà không làm thay đổi chức năng trao đổi chất, giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến vấn đề thoái hóa ở con người.

Sản phẩm sinh thái được “ăn” phân bón tự nhiên (từ động vật, thực vật) nên khi sinh trưởng và thu hoạch sẽ có hàm lượng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, chất chống oxy hóa, carbohydrate và protein cao hơn.

Giúp bảo vệ sức khỏe người nông dân

ruộng lúa bị phun thuốc trừ sâu
ruộng lúa bị phun thuốc trừ sâu

Dư lượng từ hàng trăm các loại thuốc trừ sâu và phân bón lưu lại sau khi sử dụng không được kiểm soát hoặc kiểm soát kém có nguy cơ làm cho sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giúp nâng cao sản lượng thu hoạch, tiết kiệm chi phí nuôi trồng

Cây trồng trong mô hình nông nghiệp sinh thái phát triển trên nền đất tốt và sạch sẽ đạt được mức độ phát triển toàn diện, kháng bệnh tự nhiên vô cùng tốt. Cây trồng sẽ có được hệ miễn dịch mạnh mẽ, đẩy lùi tác nhân gây hại, tận dụng được tối đa các nguồn lực từ đất, nước, ánh nắng mặt trời.

Giúp bảo vệ môi trường tự nhiên và cân bằng hệ sinh thái

Nông nghiệp sinh thái có một đặc điểm cơ bản đó chính là tôn trọng động vật hoang dã và các vi sinh vật trong môi trường tự nhiên, không tạo ra các chất thải gây ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng tự nhiên. Vì vậy, nông nghiệp sinh thái cũng chính là phương pháp bảo tồn hạt giống cho tương lai.

Nguyên tắc trong việc canh tác bằng mô hình nông nghiệp sinh thái

Sản xuất thực phẩm phải là sinh thái cả về nguồn gốc lẫn mục đích sử dụng.

Tích hợp các loài giống để duy trì hệ sinh thái trong lúc cung cấp các sản phẩm thay thế. Hạn chế tối đa công cuộc vận chuyển, đóng gói, tiêu thụ năng lượng và thải ra môi trường.

Xác định hệ sinh thái mới, phù hợp nhu cầu của con người: sử dụng kiến thức cùng với kinh nghiệm từ các hệ sinh thái từ khắp nơi trên thế giới.

Áp dụng cơ sở tri thức – cơ sở dữ liệu hiện đại về các vi sinh vật đất, khám phá ra những lợi ích sinh thái của nhiều loại vi sinh vật.

Một số mô hình nông nghiệp sinh thái

Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC)

mô hình nông nghiệp sinh thái VAC

Theo nghĩa rộng, VAC là một hệ thống sản xuất kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Sản phẩm hay phế phẩm của bộ phận này người ta có thể dùng để tạo nên sản phẩm của bộ phận khác đem lại giá trị kinh tế cao hơn và trong hệ thống nông nghiệp sinh thái VAC không có phế liệu nào cả.

Theo nghĩa hẹp, mô hình nông nghiệp sinh thái VAC là một hệ thống sản xuất kết hợp gồm vườn, ao, chuồng của một hộ gia đình. Trong đó thứ phẩm của đơn vị này được dùng để tạo ra sản phẩm đơn vị khác.

Mô hình ruộng lúa bờ hoa

ruộng lúa bờ hoa

Trong mô hình nông nghiệp sinh thái ruộng lùa bờ hoa, việc chọn các giống hoa dại phù hợp trồng quanh ruộng lúa để dẫn dụ thiên địch có khả năng tiêu diệt rầy nâu và các côn trùng gây hại khác là rất quan trọng.

Hệ thống canh tác nông – lâm trên đất dốc

Hệ thống canh tác nông - lâm bền vững trên đất dốc
Hệ thống canh tác nông – lâm trên đất dốc

Đây là hệ thống mô hình nông nghiệp sinh thái canh tác kết hợp lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp một cách khoa học, có sự hỗ trợ với nhau, mục đích nhằm khai thác hiệu quả tối đa các tiềm năng phát triển của vùng đất dốc trên núi: Nông – Lâm – Đồng cỏ, Nông – Lâm kết hợp; Rừng – Ruộng bậc thang,…

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây