Hoa hải đường: chuyện tình buồn cay đắng hay sự giàu sang, phú quý

0
9644
Hoa hải đường
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Ở Trung Quốc, có một loài hoa được mệnh danh là “Quý phi muôn hoa”, “vị thần trong các loài hoa”, đó chính là hoa hải đường mang vẻ đẹp mềm mại nhưng tinh tế và quý phái. Còn ở Việt Nam, hải đường là loài hoa được ưa chuộng nhất dịp tết sau hoa đào, hoa mai bởi sắc đỏ đầy hy vọng và may mắn.

Có một truyền thuyết viết rằng, hoa hải đường được vẽ nên từ một nửa linh hồn của người con trai si tình, phải chăng vì vậy nên hải đường mang dáng dấp yêu kiều, e ấp như của một trái tim đang yêu. Bên cạnh vẻ đẹp đó, có lẽ nhiều người tự hỏi hoa hải đường có ý nghĩa gì? Chúng ta hãy cùng nhau giải đáp nhé! 

Nội dung chính

Nguồn gốc

Hoa hải đường bắt nguồn từ Trung Quốc, gọi là 海棠, loại hoa này rất nổi tiếng từ thời nhà Tần. Thời Đường, giá trị của hoa càng được nâng cao trên nhiều phương diện, thường được trồng trong cung. Cây được nhân giống và trồng ở Việt Nam từ rất lâu. Ngày tết, ngoài hoa đào hoa mai, thì hải đường là loài hoa rất được ưa chuộng và đón nhận.

Các loại cây cảnh dễ trồng ngoài trời

Đặc điểm

Tuy cùng gọi là hoa hải đường, thế nhưng hoa hải đường của Trung Quốc và Việt Nam lại có sự khác nhau rõ rệt.

Hải đường Trung Quốc

Hoa hải đường
Hải đường Trung Quốc

Ở Trung Quốc, hải đường có bốn loại: chiêm cánh, tây phủ, thuỳ lục và mộc qua, ngoài ra lại có hoa vàng loại hoa thơm, nhưng đều là cành mềm, hoa nhỏ, hoặc sắc vàng, hoặc đỏ lợt, hoặc như yên chi.

Hoa có cuống dài, mọc thành chùm giữa các lá hoặc từ ba đài hoa đến năm đài hoa; nhụy hoa giống như bắp vàng, ở giữa có ba râu như dải lụa tím, mùi thơm mát mà không hắc.

Hải đường từng xuất hiện một cách tinh tế trong bài thơ bất hủ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

“Hải đường lả ngọn đông lân

Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”

Hoa hải đường
Hoa hải đường có nhiều ý nghĩa

“Hải đường mơn mởn cành tơ,

Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng”

Sở dĩ có 2 câu thơ ấy là vì hoa hải đường sau cơn mưa vẫn giữ được mùi hương thanh tao, quý phái, thậm chí còn đậm ngát hương hơn trước kia nữa.

Hoa hải đường
Hải đường Tây Phủ

Hải đường Việt Nam

Hoa hải đường
Hải đường Việt Nam còn gọi là sơn trà, trà mi

Hoa có lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hải đường mọc từ 1 đến 3 đoá ở gần ngọn cây, ngọn cành; cây có cuống dài, nhiều nhị đực, nở vào dịp Tết Nguyên đán, đẹp nhưng không thơm. Bông trổ nhị vàng, cánh màu hồng dày dặn, lúc nở ra như hoa phù dung, còn được gọi là “sen cạn”. Hải đường Việt Nam còn được gọi là hoa “sơn trà”, “trà mi”.

Ý nghĩa

Hoa hải đường sở dĩ được ưa chuộng không chỉ vì vẻ đẹp thanh cao, quý phái mà còn vì đây là loài hoa giàu ý nghĩa. Mỗi đất nước, hải đường lại mang một biểu tượng và ý nghĩa riêng.

Ý nghĩa hoa hải đường ở Trung Quốc

Mang hương thơm bát ngát, vẻ đẹp ủy mị và kiều diễm nhưng lại có ý nghĩa rất buồn và thê lương. Hải đường tượng trưng cho tình yêu cay đắng. Khi người ta gặp phải những khúc mắc trong tình yêu, họ thường ví mình như những bông hoa hải đường. Người xưa gọi nó là hoa đau thương, dùng nó để nói lên nỗi buồn chia tay của nam và nữ.

Ngoài ra, hoa hải đường còn được gọi là hoa đau lòng, cỏ nhớ nhà. Nó tượng trưng cho nỗi nhớ nhà lang thang và thể hiện cảm xúc chia tay.

Ý nghĩa hoa hải đường ở Việt Nam

Hoa hải đường
Hải đường có ý nghĩa gì

Ngay từ tên gọi, loài hoa này đã thể hiện rõ một sự quý phái và thanh cao. Hải đường trong phong thủy là một loài hoa tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Sắc đỏ tràn đầy năng lượng của hoa đã mang cho chúng ta cảm giác ấm áp, an tâm rồi. Trồng hải đường trong nhà, cứ ngỡ có được may mắn trong tay, giúp công việc thuận buồn xuôi gió trong dịp năm mới đầy hứa hẹn. 

Bên cạnh đó, hoa hải đường còn mang biểu tượng của tình cảm gia đình, xum vầy yêu thương. Vì lẽ đó nên mọi người mới ưa chuộng nhiều như thế trong dịp Tết.

Mỗi bông hoa luôn mang những ngôn ngữ và ý nghĩa khác nhau, ở những đất nước với văn hoa khác nhau thì càng có sự khác biệt. Thế nhưng, dù mang ý nghĩa nào, thì đều có giá trị trên phương diện tinh thần, làm an ủi và nói hộ tiếng lòng con người. 

Tham khảo thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây