Chia sẻ quy trình nuôi gà nòi đòn-cao thủ chọi chiến từ A-Z

0
2870
Kỹ thuật nuôi gà nòi đòn-cao thủ chọi chiến
Kỹ thuật nuôi gà nòi đòn-cao thủ chọi chiến
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Gà nòi đòn (hay còn gọi là gà chọi) là giống gà đặc trưng của nước ta. Giống gà này phổ biến đến mức bạn có thể tìm thấy ở bất kì nơi đâu.

Để sở hữu chú gà nòi đòn đẹp có thể tham gia những trận đấu và giành chiến thắng thì các sư kê cần phải rất chăm chút trong cách nuôi gà nòi của mình. Lựa chọn và chăm sóc gà vốn là 1 điều không hề dễ dàng. Vậy nên hôm nay Agri.vn chúng mình sẽ chia sẻ những bước cơ bản nhất để các bạn hiểu được cách chơi gà nòi đòn nhé!

Nội dung chính

Các màu lông của gà nòi đòn

Các loại gà nòi đòn
Các loại gà nòi đòn

– Gà Ô: Màu lông màu đen tuyền. Nếu lông đen mượt có ánh xanh thì là gà ô ướt

– Gà Nhạn: Lông gà màu trắng

– Gà Điều: Màu lông đỏ pha xám

– Gà Xám: Lông màu xám tro. Gà có lông mã, lông cánh màu đỏ thẫm thì là gà xám son. Còn nếu màu xám khô khốc, giống như gà mái thì là gà xám khô.

– Gà Ó: Màu lông lem luốc giống lông chim ó hoặc màu hung đỏ như lông của chim diều hâu

– Gà Ngũ Sắc: Có bộ lông với nhiều màu pha với nhau như: Đen, đỏ, trắng, xám…

Gây Giống

Như các dòng gà khác, việc chọn bố mẹ làm giống luôn rất quan trọng.

Chọn gà nòi mẹ

Lưu ý sẽ ưu tiên những con gà mái vừa khỏe vừa dữ. Bên cạnh đó cũng cần xem xét ngọai hình như: đầu mỏ, trường đòn, vai vóc và sâu lườn. Những con gà nòi mái gốc được chọn thường có tuổi từ khoảng 1 – 6 tuổi.

Chọn gà nòi bố

Giống gà nòi đòn bố
Giống gà nòi đòn bố

Gà trống để đổ dòng thường là những con có thành tích cao khi thi đấu (ít nhất là ăn 2 độ trở lên). Đạt độ tuổi từ 2 năm đến 5 năm. Thời gian phối giống tốt nhất là từ cuối tháng 12 đến đầu tháng Giêng. Lúc này, chế độ ăn của gà sẽ được tăng phần dinh dưỡng như thóc, lúa, rau, tôm tép hay cá.

Giai đoạn ấp và nở của gà nòi đòn là vào đầu mùa Xuân.

Sàng lọc gà nòi giống

Thường thường thì người ta sẽ sàng lọc 2 lần để được những con giống tốt nhất.

Vòng lọai đầu

Ở vòng này thì mỗi người lại có mỗi cách khác nhau theo kinh nghiệm của từng người. Song, theo mình thì gà con 2 tháng tuổi là có thể xem vảy gà rồi. Những con có vảy xấu thì nên loại bỏ.

Vòng lọai hai

Sau khi gà được 7 tháng tuổi, ta bắt đầu tuyển chọn vòng hai. Những con nào bị vẹo lườn, vẹo cổ hay hở xương ghim sẽ bị lọai bỏ.

Cách nuôi gà nòi đòn

Trước khi thi đấu, những chú gà nòi thường hớt lông đầu, lông tơ và lông dưới cánh bởi mỗi con lại có lượng lông khác nhau phụ thuộc vào dòng gà.

Cách hớt lông gà nòi

Hớt lông gà nòi đòn
Hớt lông gà nòi đòn

– Đầu: Cần hớt đầu để tránh cho gà không bị đối phương mổ lông để đá cũng như dễ dàng trong việc hút máu bầm, xử lý vết thương sau khi thi đấu. Phần lông ở đầu thường được tỉa và hớt sát.

– Cổ và đùi: Lông ở phần cổ và phần đùi thường được cắt để vào nghệ và thuốc cho gà.

– Lông tơ: Phần lông này mọc ở phía dưới cánh, bên trong nách gà và hai phía bên hông cũng như dưới bụng gà. Lúc ra trận gà nên được hớt lông tơ mềm để sư kê hay nài nước dễ dàng trong lúc làm nước, lau rửa làm gà mát gà vì thời tiết vào những tháng gần Tết bắt đầu nóng, hơn nữa sẽ không làm gà thấm nước vào lông khó bay nhảy trong lúc thi đấu.

– Lông ngực: Lông ở ngực này không ảnh hưởng nên thường được giữ nguyên.

Các phương pháp tập luyện cho gà nòi

Vần hơi

Luyện vần hơi cho gà nòi
Luyện phần hơi cho gà nòi

Vần hơi cho gà nòi đòn hay còn gọi xổ hơi, quần hơi…Áp dụng cho gà tơ được khoảng 7 hay 8 tháng tuổi trở lên. Phương pháp này gà sẽ bị bịt mỏ và cựa, chỉ được dùng cổ để xoay xở trước đòn đánh của đối phương. Phương pháp này là để rèn luyện cho gà sức chịu đựng, sức bền và giúp chủ gà biết được tính, đòn đánh của gà.

Chạy Lồng

Đây là cách đẻ tập luyện bắp thịt của đùi và chân của gà nòi đòn. Người nuôi sẽ nhốt một con gà mồi trong một cái bội tre, sau đó chụp thêm 1 cái bội tre to phía bên ngoài để gà của mình không thể đánh con gà trong bội nhỏ. Lúc đó, con gà nòi đòn của mình sẽ khó chịu mà chạy quanh bội gà nhỏ.

Vào Nghệ

Gà nòi đòn được vào nghệ có pha lẫn với các vị thuốc để da gà nòi đòn có màu đỏ đẹp và làm da gà dày hơn làm tăng khả năng chịu đòn.

Dầm cán

Làm nước ngâm chân cho gà nòi đòn
Làm nước ngâm chân cho gà nòi đòn

Người nuôi cần ngâm chân gà nòi đòn vào một dung dịch thuốc được pha với nước tiểu hoặc muối. Phương pháp này để làm cho chân gà rắn chắc, ra đòn đau hơn. Thường thì nên ngâm chân gà khoảng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối mỗi lần như thế là 30 phút.

Quần Sương

Cách này làm gà nòi đòn khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chịu đựng của gà đá. Vào sáng sớm, ta thả gà ra sân để nó vươn vai, đập cánh đi lại trong sân khi vẫn còn sương sớm.

Om

Gần giống với vào nghệ, cách này dùng cá vị thuốc nam như trà xanh, gừng, ngải cứu…để giúp gà khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày, gà nòi đòn được tắm rửa và xông hơi bằng khăn ấm cùng một nồi nước nấu bằng các vị thuốc trên.

Xổ

Gà nòi đòn được cáp độ với với gà tương đương, cùng tuổi để giao lưu và tập cho quen với việc thi đấu thực sự. Mỗi lần xổ gà chỉ nên cho gà đá từ 1-2 hiệp.

Gà nòi đòn là giống gà lớn, vì thế để gà phát triển tốt nhất cần phải có thời gian nên các sư kê cần kiên trì. Những người chơi gà nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách chăm sóc gà nòi đòn, cách tập luyện để gà đủ khỏe mới cho thi đấu. Người chơi không nên háo thắng, ép gà đá non khi chưa đủ lực rất dễ thua trận, làm gà yếu đi sau mỗi trận đấu.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: https://agri.vn/bi-kip-lam-giau-tu-chan-nuoi-ga-da/1

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây